6 sai lầm phổ biến khi viết content marketing sản phẩm

[ad_1]

Content marketing cho sản phẩm phải đủ khả năng làm nổi bật và tạo sự hấp dẫn để khách mua hàng. Hoặc chí ít cũng đủ khơi gợi sự tương tác, cảm giác mong muốn được sở hữu sản phẩm. Tuy nhiên, có không ít bài content marketing trên mạng viết về sản phẩm đều đang mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Điều đó có thể gây ảnh hưởng cho việc kinh doanh và doanh số của bạn. Hãy cùng SUNO xem xét những lỗi viết content marketing cho sản phẩm dưới đây và cách khắc phục chúng.

Liệu bạn có đang mắc phải những sai lầm phổ biến khi viết content marketing
Liệu bạn có đang mắc phải những sai lầm phổ biến khi viết content marketing

Sai lầm 1: “Tham lam” quá nhiều tính năng sản phẩm trong nội dung

Đây là lỗi đầu tiên rất phổ biến khi viết content quảng cáo cho sản phẩm. Ngay cả các copywriter có kinh nghiệm cũng thường dễ mắc phải. Tất nhiên, nhiều người sẽ rất hào hứng chia sẻ các tính năng về sản phẩm của mình đặc biệt như thế nào. Tất cả các tính năng độc đáo hay thông số kỹ thuật tuyệt vời đều được cố gắng “nhồi nhét” và thể hiện ra hết trong bài viết.

Tuy nhiên, bạn biết sao không? Vấn đề là người mua của bạn không quan tâm đến tất cả các thông tin đó. Không phải khách hàng nào cũng muốn biết “tất tần tật” mọi thứ về sản phẩm. Đôi khi có những thông tin về sản phẩm mà nó quá “chuyên môn”, họ đọc vào cũng không hiểu được. Hoặc đơn giản hơn là nếu thấy nội dung quá dài thì khách hàng cũng lười đọc thôi.

Trước khi bạn bắt đầu viết về sản phẩm của mình, hãy phác thảo một danh sách toàn diện các tính năng và lợi ích. Trong đó, tính năng hay lợi ích nào sẽ là giải pháp giúp giải quyết được vấn đề. Và điều đó chính là những gì khách hàng của bạn quan tâm nhất. Thông thường, mỗi dòng liệt kê tính năng chỉ nên dài khoảng 400 từ đổ lại. Đây là độ dài hợp lý để khách hàng có thể đọc hết trước khi họ bắt đầu lướt qua bài viết của bạn.

Ví dụ:

Chẳng hạn, bạn đang viết content quảng cáo cho sản phẩm là cái lò nướng. Trong đó, tính năng nổi bật của nó chính là có hệ thống làm nóng nhanh. Thay vì ghi thông số kỹ thuật là làm nóng lên đến bao nhiêu độ. Bạn hãy làm nổi bật tính năng đó bằng cách chuyển đổi nó thành giải pháp. Nhờ tính năng này sẽ giúp khách hàng thoải mái hơn về việc chuẩn bị bữa tối kịp thời, nhanh chóng. Việc nấu ăn sẽ bớt căng thẳng, vất vả hơn.

Sai lầm 2: Dùng từ vô nghĩa, dư thừa

Xu hướng content marketing hiện nay chính là ngắn gọn, súc tích và đánh trúng vào trọng tâm vấn đề. Tâm lý khách hàng ngày càng thiếu kiên nhẫn hơn so với trước. Vì thế bạn cần đi thẳng vào nội dung, kết quả mà họ muốn biết. Tránh dùng các từ ngữ lan man, dư thừa, không mang lại giá trị lợi ích.

Thay vì viết văn vẻ, hoa mỹ thì bạn hãy học cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề ngay. Dùng những từ vô nghĩa chỉ khiến khách hàng mất tập trung và thời gian. Ngược lại, nên tận dụng tối đa những dữ liệu mang tính thực tế và chứng minh.

Ví dụ:

“Chiếc ghế văn phòng này được thiết kế bởi một nhà sản xuất hàng đầu thế giới.” Đây là một câu văn quá “vô thưởng vô phạt” vì nó không mang đến thông tin giá trị lợi ích nào. Cũng không làm cho khách hàng tin tưởng được. Thay vào đó hãy thử dùng các số liệu để khách hàng tin cậy hơn. “Chiếc ghế văn phòng có hỗ trợ đai thắt lưng này được sử dụng trong hơn 150.000 văn phòng ở Mỹ.”

Sai lầm 3: Lạm dụng quá nhiều tính từ

Tính từ thường giúp chúng ta miêu tả các sản phẩm trông như thế nào. Giải thích về tính năng và các lợi ích mang đến cho người mua. Nhưng tính từ được sử dụng trong chừng mực là hữu ích. Còn lạm dụng quá nhiều sẽ khiến người đọc nhức đầu đầu. Bởi vì nó làm cho nội dung của bạn khó đọc, khó theo dõi và nắm bắt.

Nên sử dụng tính từ trước danh từ để mô tả đơn giản. Chọn từ ngữ cảm giác hoặc cảm xúc. Nó sẽ làm cho độc giả của bạn cảm nhận được rõ ràng hơn về sản phẩm. Những tính từ phóng đại như “tốt, cực kỳ tốt, rất hiệu quả” khá là nhạt nhẽo. Hạn chế sử dụng những tính từ như vậy vì nó sẽ làm cho nội dung của bạn bị mờ nhạt.

Ví dụ:

“Bộ sưu tập dụng cụ nấu nướng này rất đẹp mắt, độc đáo, mang phong cách cổ điển, lãng mạn là lựa chọn hoàn hảo cho nhà bếp của bạn”. Có quá nhiều tính từ trong câu văn làm cho người đọc thấy bối rối vì không biết điểm nhấn, nổi bật của sản phẩm ở đâu. Hãy viết đơn giản hơn: “Bộ sưu tập dụng cụ nấu ăn này với thiết kế độc đáo, sang trọng phù hợp cho hầu hết các phong cách nhà bếp.”

Sai lầm 4: Thay vì bán sản phẩm thì hãy kể chuyện

Nhiều copywriter cứ chăm chăm tập trung viết về sản phẩm mà quên mất vẫn còn cách để làm content marketing. Đó là kể chuyện, khi bạn kể một câu chuyện và lồng ghép sản phẩm vào, đôi khi khách hàng sẽ quên rằng bạn đang bán thứ gì đó. Lúc này, nội dung của bạn trở nên hấp dẫn, thuyết phục và mang ý nghĩa hơn. Câu chuyện sẽ giúp người đọc hình dung được lợi ích khi sử dụng sản phẩm của bạn.

Giữ cho câu chuyện của bạn súc tích và cụ thể. Tập trung vào một ý tưởng chính và xuyên suốt. Đưa các dữ liệu, số liệu và sự kiện có thật vào để làm tăng độ tin cậy của sản phẩm. Câu chuyện sẽ giúp thu hút người đọc, trong khi dữ kiện thực tế sẽ giúp thúc đẩy sự tin tưởng và quyết định mua hàng của khách hàng.

Ví dụ:

Hãy tưởng tượng bạn đang bán một chiếc ghế văn phòng có hỗ trợ đai thắt lưng, giúp giảm đau lưng, lệch cột sống. Bạn có thể kể một câu chuyện đơn giản như sau. Một khách hàng tên là Sarah đã đi thử những chiếc ghế tại các cửa hàng khác nhau. Nhưng không có chiếc ghế nào phù hợp. Cơn đau lưng vẫn tiếp tục hành hạ cô. Điều này làm Sarah thấy khó tập trung vào công việc của mình. Trong các cuộc họp, cô phải đi vòng quanh nhiều hơn để tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Thậm chí cơn đau khiến cô ấy trở nên dễ bực bội và gắt gỏng.

Rồi một ngày Sarah mua được chiếc ghế của bạn. Và chỉ sau 1 tháng, cơn đau lưng của cô cuối cùng cũng biến mất. Các đồng nghiệp của cô nhận thấy cô ấy vui vẻ hơn trong công việc. Ngay cả sếp của cô ấy cũng nhận xét Sarah đang làm việc năng suất hơn. Kể cả khi về đến nhà, cô cũng không còn mệt mỏi và cáu kỉnh như trước đây.

Sai lầm 5: Không có sự khác biệt, cá tính

Ngày nay, để kết nối với độc giả, bạn cần một chút văn phong cá tính, độc đáo giữa vô vàn các copywriter khác. Hãy tự đặt mình vào vị trí là một nhân viên bán hàng thực sự. Và bạn đang trò chuyện, tư vấn với khách hàng. Bạn sẽ xưng hô như thế nào, dùng những từ ngữ gì để phù hợp. Khách hàng của bạn có hiểu được không.

Trước khi bạn xác định giọng điệu của mình, hãy xem xét bạn đang viết cho ai. Cố gắng hình dung một người mua và xem xét cách bạn nói chuyện với họ trong cuộc sống thực. Đó chính là cách mà bạn thu hút người mua tiềm năng.

Sai lầm 6: Sai chính tả, ngữ pháp – lỗi nhỏ giết chết cả một bài viết

Không một copywriter chuyên nghiệp nào có thể hoàn thành bào viết chỉn chu chỉ trong một lần mà không có chỉnh sửa, kiểm tra lại. Trừ khi bạn là người siêu phàm, nếu không bạn cần chỉnh sửa cẩn thận nội dung của mình. Hãy chắc chắn rằng bài viết của bạn không bị mắc lỗi chính tả hay sai ngữ pháp. Một bài viết dù có hay đến mấy nhưng chỉ cần mắc bất cứ một lỗi chính tả nào đều khiến cho nó bị đánh giá thấp.

Hãy chăm chút và hoàn hảo từ những bước cơ bản nhất. Sử dụng dấu chấm, dẩu phẩy hợp lý. Cắt những từ không cần thiết. Giảm số lượng tính từ không có ý nghĩa. Đọc văn bản của bạn nhiều lần vì điều này giúp dễ dàng phát hiện lỗi chính tả và ngữ pháp. Thậm chí tốt hơn là bạn nên yêu cầu một đồng nghiệp đọc lại văn bản của bạn cho bạn. Họ sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi chính tả nhanh chóng hơn so với chính bản thân bạn ngồi dò lỗi.

Lời kết: Thời đại ngày nay “content marketing” đang lên ngôi

Cùng với sự bùng nổ của hình thức bán hàng online, các website bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử lớn thì “content marketing” chính là thứ đang “dẫn dắt” khách hàng truy cập và mua hàng. Phải làm sao để sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn trở nên độc đáo, cá tính, thu hút và làm hài lòng khách hàng tiềm năng. Tất cả những yếu tố đó đều phải phụ thuộc vào content marketing. Vậy nên hãy luôn cố gắng trau chuốt và gọt giũa cho nó nhất có thể. Vì đây là chìa khóa giúp bạn thành công trong kinh doanh.



[ad_2]

Source link