Cấu Trúc 4H Landing Page Tỷ lệ Chuyển Đổi Cao Cho Ngành Thực Phẩm Chức Năng – Mr Trần Chí Hoàng

Cấu Trúc 4H Landing Page Tỷ lệ Chuyển Đổi Cao Cho Ngành Thực Phẩm Chức Năng (Đặc Biệt Ít Tèo Tk)

4H hay còn gọi là vòng xoáy giữa khách hàng và sản phẩm:

H1 là ai – Ai sẽ sử dụng và trả tiền mua hàng? Tìm H1 như thế nào?

1) Sản phẩm mới: suy luận, dự đoán, nghiên cứu đối thủ

2) Phân tích data khách hàng hiện tại

3) Tìm hiểu giá trị sản phẩm + Customer insight + Tool (Google Search, Google Keyword Planner, Keyword)

4) Nghiên cứu thông qua Facebook: – Data đã có của sản phẩm (nhân khẩu học, sở thích, hành vi của khách hàng quá khứ và hiện tại – dựa trên danh sách số điện thoại/email) – Facebook Audience Insight (Thông tin chi tiết về đối tượng)

5) Thử nghiệm và phân tích

LỜI KHUYÊN CHO H1: Hạn chế sử dụng H1 – Đây là điều mà Policy Fb cấm, hãy sử dụng H4 để khách hàng mục tiêu có thể nhìn thấy chân dung của mình. 🌚🌚🌚

H2: Nội dung, tính chất của sản phẩm là gì?

Các tính năng, selling point mà sản phẩm cung cấp cho khách hàng

Tìm H2 như thế nào?

1. Đọc mô tả sản phẩm, guide bán hàng

2. Liệt kê TẤT CẢ:

– Các điểm đặc trưng ấn tượng

– Các lợi ích giá trị

Một vài cách khác có thể làm:

– Nghiên cứu và phân tích phản hồi từ khách hàng H1.

– Hỏi ý kiến và nghiên cứu các gợi ý từ các chuyên gia.

H2a (vị trí giữa trang): các thông tin liên quan tới giá thành, chương trình khuyến mại và các thành phần cơ bản của sản phẩm hoặc cấu thành nên sản phẩm.

– H2a1: thông tin giá thành sản phẩm, chương trình khuyến mại (các sản phẩm tặng kèm hoặc combo giảm giá). Nêu rõ giá ưu đãi và giá trị món quà tặng kèm.

– H2a2: thông tin, hình ảnh các thành phần cơ bản của sản phẩm hoặc cấu thành nên sản phẩm được trình bày sơ lược ngắn gọn (tham khảo hình ảnh ví dụ kế bên để hiểu rõ phần này)

H2b (vị trí cuối trang): các thành phần nổi bật, ưu việt để cạnh tranh với các sản phầm đối thủ. Có thể sử dụng USP hoặc PODs. USP (unique selling point): đặc điểm nổi trội mà duy nhất sản phẩm có được (đối thủ không copy được). PODs (Point of diffent): đặc điểm nổi trội trên thị trường mà sản phẩm có được (đối thủ có thể copy). Chúng ta có thể sử dụng cùng một lúc để mix USP và PODs trong phần này. Số lượng tối thiểu 2.

H2c (vị trí cuối trang): khẳng định uy tín, chất lượng bằng hình ảnh của đại sứ thương hiệu hoặc KOLs tại nhà máy, lễ ký kết đối với các sản phẩm ngoại nhập khẩu hoặc sự kiện ra mắt thương hiệu, chuyển giao công nghệ. Bổ sung các loại giấy phép mà doanh nghiệp sở hữu và chứng minh tính pháp lý được phép bán sản phẩm. Bao gồm:

– Giấy phép kinh doanh

– Các chứng nhận ISO

– Giấy chứng nhận nhà máy

– Các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu

– Các loại giấy phép liên quan đến việc hàng hoá được phép bán tại Việt Nam hoặc nước chạy quảng cáo mà doanh nghiệp sở hữu

H2d (vị trí cuối trang): các thành tựu mà sản phẩm và công ty đạt được. Bao gồm:

– Chất lượng sản phẩm đạt top mấy?

– Có độc quyền phân phối không?

– Tiêu chuẩn nhà máy sản xuất

– Số lượng sản phẩm bán ra tại Việt Nam hoặc toàn cầu

– Số lượng khách hàng sử dụng tại Việt Nam hoặc toàn cầu

H2e (vị trí cuối trang): cam kết của công ty và sản phầm. Bao gồm:

– Chất lượng chính hãng

– Hiệu quả sử dụng

– Đồng hành và chăm sóc

– Giao hàng tận tay

H2f (vị trí cuối trang): nhắc lại thông tin chương trình khuyến mại kèm giá gốc sản phẩm, giá khuyến mại và form thông tin để khách hàng điển gồm 2 trường: Tên và Số điện thoại; kèm theo nút MUA NGAY (lưu ý: không được sử dụng các từ ngữ kêu gọi, thu thập thông tin khách hàng như: để lại thông tin, điền thông tin, đăng ký,…) Các từ ngữ nên dùng khi sử dụng nút Call-To-Action: LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, MUA NGAY, NHẬN TƯ VẤN, LIÊN HỆ CHUYÊN GIA, KẾT NỐI CHUYÊN GIA, KẾT NỐI MUA HÀNG, KẾT NỐI TỔNG ĐÀI…

H3: Giá trị khách hàng nhận được sau khi sử dụng/Hiệu quả (giá trị của của sản phẩm)

H3 sẽ trả lời các câu hỏi:

– Lợi ích cho H1 là gì?

– H1 có thể đạt được điều gì sau khi sử dụng sản phẩm ?

Tìm H3 như thế nào?

– Dựa vào H2

– Dựa vào H1

– Thông thường, H3 là kết quả của H2.

– Đôi khi H3 là một điểm đặc biệt của một nhóm riêng ở H1.

H3a: Hiệu quả sau sử dụng sản phẩm

– H3a1: Hiệu quả của thành phần sản phẩm (số lượng tối thiểu từ 3-5 tuỳ theo loại sản phẩm)

– H3a2: Công nghệ độc nhất của sản phẩm – USP (số lượng tối thiểu 1)

– H3a3: Hiệu quả sử dụng theo liệu trình hoặc tất cả các công dụng sản phẩm mang lại. Yêu cầu mô tả cụ thể theo thời gian hoặc tính năng rõ ràng (số lượng tối thiểu 3)

H3b: Sử dụng chuyên gia và người có sức ảnh hưởng (sổ lượng tối thiểu 1)

H3c: Sử dụng TV media để tăng độ uy tín và niềm tin với khách hàng, có thể là hình ảnh hoặc video được thể hiện kết hợp giữa chuyên gia, khách hàng và KOLs (sổ lượng tối thiểu 1)

H4: Hình ảnh & Video Thể hiện sự hiệu quả, thành công của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm. Khách hàng sẽ đạt được gì, trở nên như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm?

Tìm H4 như thế nào?

Hình ảnh, video, bài phỏng vấn của khách hàng:

– Nêu cảm nghĩ về sản phẩm

– Khoe thành quả sau khi sử dụng sản phẩm

H4a (vị trí đầu trang): hình ảnh sản phẩm kết hợp cùng KOLs để làm nổi bật lên sự hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm. Ghi rõ tên sản phẩm cùng nguồn gốc xuất xứ, câu slogan được làm nổi bật.

H4b (vị trí giữa trang): sử dụng các video của KOLs review kết quả sau khi sử dụng sản phẩm (số lượng tối thiểu 6)

H4c (vị trí cuối trang): Hình ảnh và phản hồi tích cực của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm (số lượng tối thiểu 3)

H4d (vị trí cuối trang): thể hiện trải nghiệm khách hàng bằng các bình luận như facebook thật

H4e (vị trí cuối trang): sử dụng hình ảnh của Micro-KOLs tạo thành slide show trong đó check-in cùng sản phẩm

Để nắm được toạ độ các phần trong cấu trúc Landing Page và các ví dụ cụ thể thì các bạn tham khảo trong Sheet 2 và 3 trong file Driver nhé.

Nguồn. Hóng hớt

https://docs.google.com/spreadsheets/d/19gLJDbZCNfMnBqtpmpqQeZbgqEVizI7h6QqymOingP4/edit?fbclid=IwAR1VruVYHUJTTklm2qsDI08a05GhGj3VDO-pfi_H1s1DV_JWjeNWg-uOtGY#gid=1075670147