TÔI ĐÃ XÂY HÀNG CHỤC KÊNH TIKTOK TỪ 0 ĐẾN HÀNG TRIỆU FOLLOWERS THẾ NÀO? – Mr Khanh Truong

TÔI ĐÃ XÂY HÀNG CHỤC KÊNH TIKTOK TỪ 0 ĐẾN HÀNG TRIỆU FOLLOWERS THẾ NÀO?

(Nguồn: Bài hay và chi tiết của Nguyễn Vũ Tuấn Tú)

Về thành tích và giới thiệu, do nó có vẻ hơi khoe khoang và dài dòng nên Tú để xuống dưới cmt. Bài viết sẽ tập trung vào việc chia sẻ giá trị và một số tài liệu mà trong quá trình làm nghề, Tú đã đúc rút ra được.

Các file chia sẻ miễn phí (được chia sẻ dần trên group Sơ Hở Là Xây Kênh, bao gồm):

• 37 Dạng nội dung được quan tâm nhất hiện tại

• Content Marketing Tổng quan

• Viral Video Content (P1)

• Kịch bản chuyên nghiệp

• Phân tích concept chuyên gia

• Mẫu shotlist cơ bản.

• Slide 3 buổi dạy cơ bản nhất về tiktok

• Phân tích cảnh quay kinh điển

Bài viết này sẽ cho anh chị newbie, chưa xây được kênh nào thành công cái nhìn cơ bản nhất về nền tảng tiktok cũng như cách thức & từ khóa để thực hiện từng phần trong các công đoạn sản xuất video. Những kiến thức Tú chia sẻ ở bài này và các file được chia sẻ được update từ 2020-2021 đến đây. Tức là những người đọc bài này mà thấy hay, thấy lạ tức là kiến thức về nền tảng này của các bạn còn chưa đủ ở mức cơ bản đâu. Bổ sung gấp nhé!

================

I. CHUẨN BỊ MENU

1. Đối tượng mục tiêu

2. Concept

3. Chính sách nền tảng

Trước khi xây kênh, Tú muốn các bạn làm rõ những vấn đề sau:

1. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU

Có 2 loại đối tượng chính mà các bạn cần hướng tới

(Dùng kiến thức phân khúc thị trường cơ bản thôi):

Tệp người xem: Là tệp mà các bạn sẽ phủ thị trường trong ngách của mình, bao gồm nội dung sáng tạo và nội dung điều hướng.

Tệp khách hàng mục tiêu/chuyển đổi: Là tệp khách hàng có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của các bạn. Nếu các bạn xây cho vui hoặc lấy tiếng không nhằm mục đích thì không cần xem tệp này.

Ví dụ kênh: Luật sư Tú. Tệp người xem là các bạn trẻ và trên trẻ từ 18-25 tuổi là chính. thích các vấn đề xã hội, tệp mở rộng là 18-35. Tệp khách mục tiêu là 22-25 tuổi, đang có vấn đề xã hội. (Lý do đánh tệp này phía cuối phần giới thiệu T chia sẻ)

Label trong toptop

Các bạn phải phân biệt rõ label của mình là gì.

Có hàng trăm ngành hàng trên đó được chia vào hàng chục label. Ví dụ: Label thời trang thì có Ngách là nam, nữ,… Nam làm khác, nữ làm khác. Trong ngách to nam thì lại có các ngách nhỏ như thời trang theo mùa, thời trang theo lứa tuổi, thời trang công sơ, thời trang trẩu tre,.. Trong các ngách nhỏ lại có nhỏ hơn nữa (niche) các niche này phải sát nhất với khách hàng mục tiêu của các bạn. Từ đó mới ra concept đánh mạnh vào tệp đó. Đừng lan man, bán quần áo cho học sinh, sinh viên tuyệt đối đừng chèn công sở vào mặc dù có thể bán được đó. Sau này đã ăn tệp này thì mình mở rộng bằng kênh khác.

Khi đã phân rõ khách hàng rồi thì các bạn chèn thêm yếu tố cộng thêm vào nó sẽ ra concept cho các bạn. Phần label này không có quy định rõ ràng, Tú có làm 1 file tham khảo, muốn có thể i bê để Tú gửi sau.

================

2. CONCEPT

Concept là cái đặc biệt quan trọng trong nền tảng này, Concept chính là “nhận diện” một kênh. Kiểu như kênh của bạn Caocuongvu là chia sẻ kiến thức, kênh của hoshiphan là hướng dẫn nấu ăn trực quan, kênh của Kiên Review là review đồ mua trên mạng… Mỗi kênh sẽ có một điều gì đó đặc biệt khiến bạn phải nhớ tới. Chọn concept đúng nhanh được 10 năm cuộc đời. Những điều sau phải chú ý:

Đối thủ: Vào kênh các đối thủ xem họ làm gì. Lưu ý quan trọng: Nếu họ đã làm tốt chúng ta HẠN CHẾ làm lại concept của họ. Nếu muốn vượt qua người đứng đầu thì chúng ta phải bỏ công sức gấp 10 lần. Hãy tìm 1 concept khác.

Bản thân: Concept phải phù hợp với điều kiện của chủ sở hữu. Một số yếu tố lưu ý:

• Ngân sách: Ngân sách có đủ để thực hiện concept này hay không?

• Công nghệ: Công nghệ đang có như thiết bị, máy móc, con người kỹ thuật có làm được không? Bối cảnh, đạo cụ, trang phục, makeup…

• Nhân sự: Người đứng kênh có gì đặc biệt (nói phần sau), quay phim có chưa? Kịch bản ổn chưa? Diễn viên phụ thì sao?

• Phù hợp: Có phù hợp với đối tượng người xem không?

Talent chính (Hay còn gọi là người đứng kênh):

• Ngoại hình thế nào: Trong nền tảng này Tú có 1 kinh nghiệm: 1 là đặc biệt xinh, 2 là đặc biệt ấn tượng. Cứ hai đối tượng này mà chọn.

• Tài năng diễn xuất ra sao: Đã lên công chúng thì việc biết diễn là việc cần có nhất để đi được lâu dài. Đừng cứ thấy mấy anh Lộc fuho, anh Phạm Thoại ngoài đời có sao bê vậy lên đây thành công rồi mình bê lên. Hãy nhớ người ta cực hiếm mới có, còn chúng ta ở mức độ tầm trung thì phải BIẾT DIỄN, không diễn cả ekip support bạn không được. Mình đã từng gặp vài bạn cực xinh nhưng khi diễn có đoạn thoại 3 dòng tụi mình đã mất 2 tiếng để quay, cực nguyên cả đoàn. Hãy nhớ, tính cách khác kỹ năng diễn khác.

• Kỷ luật: Hãy chọn những người có tính kỷ luật cao. Một talent thích thì quay, không thích thì nghỉ, chọn đi rồi bạn thấy cảnh.

Để chọn được talent phù hợp, các bạn có thể yêu cầu những bạn đó diễn thử ở nhà quay bằng đt gửi lại hoặc quay thử vài video với họ.

Nền tảng: Phần này dài nên Tú sẽ để bên dưới luôn.

Người xem: Đây là đối tượng quan trọng nhất trước khi ra concept và cũng khó để phân tích nhất. Đặc biệt là người xem Việt Nam sáng nắng chiều mưa, xoay như chong chóng. Theo thống kế từ Statista và Data Report thì 52,38% người dùng TikTok ở độ tuổi từ 18 đến 24. Và độ tuổi đặc trưng của GenZ này thì các bạn thử phân tích xem. Theo Tú có những đặc trưng dễ điều hướng sau: ĐỒNG CẢM – NGHĨA HIỆP – HÓNG HỚT – TỰ ÁI – THỂ HIỆN – GHEN TỊ. Dùng sao để làm content là quyền của anh chị.

================

3. CHÍNH SÁCH TIKTOK

Phần này thì dài lắm, nên nếu lười đọc thì lưu lại và lướt qua. Nhưng không có không có được đâu. Phần này các bạn nên dành vài tiếng tìm trực tiếp trên chính sách nền tảng của App tiktok.

Ở đây Tú chia sẻ một số kiến thức về policy mà Tú tổng hợp được trên các hội nhóm viết rất đơn giản từ nhiều nguồn (giờ mình cũng k còn nhớ những ai đã viết nữa, nổi bật có Duy Muối, Cấn Mạnh Linh, Ngô Viết Cần, Vibula,…)

===============

CÁC NỘI DUNG TRONG “HƯỚNG DẪN CỘNG ĐỒNG” & ĐIỀU KHOẢN DỊCH VỤ”:

• Không đăng tải các nội dung ghê rợn & bạo lực

• Không đăng tải các nội dung có hành vi thù địch, liên quan đến: dân tộc, tôn giáo, chống phá nhà nước, phân biệt giới tính,…

• Không đăng nội dung liên quan đến chất cấm, súng ống, sản phẩm bị kiểm soát trên Tiktok,…

• Ko đăng các hành động nguy hiểm (nhảy cầu, đua xe tốc độ, giảm cân nhịn ăn,…)

• Ko đăng nội dung liện quan đến Quấy rối & bắt nạt

• Ko đăng các nội dung khoả thân, khiêu dâm,…

• Ko đăng nội dung gây ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ vị thành niên

• Một vài lưu ý khác

===============

CÁC LỖI HAY GẶP SẼ BỊ XOÁ VIDEO:

• Nội dung quảng cáo, bán hàng (rất dễ bị lỗi hàng hoá bị kiểm soát trên Tiktok)

• Nội dung điều hướng người dùng đến các nền tảng khác (mình từng làm một video HD bán hàng trên Zalo & bị xoá ngay)

• Quay màn hình hướng dẫn hoạt động j đó trên điện thoại, nhưng nội dung hiển thị form/đăng ký, số điện thoại,… (hên xui, khó được duyệt)

• Nội dung có bia rượu (bữa trước đi nhậu quán beer nhỏ bạn quay & upload lên kênh bị xoá ngay)

• Video chứa nhạc hoặc hình ảnh bản quyền

• Một vài lưu ý khác

===============

CÁC LỖI HAY GẶP SẼ BỊ BÓP VIEWS:

• Nội dung mang tính PR/Quảng Cáo

• Nội dung có logo, địa chỉ, bảng hiệu,… (rất dễ bị lỗi này, clip mình phân tích MHKD thực tế nên rất dễ bị). Ranh giới giữa “pr & review/phân tích” rất mong manh.

• Background gây rối, chèn sản phẩm bán hàng (hên xui). Background mình toàn sách, ko biết Tiktok có bóp vì nghĩ mình bán sách ko nữa… 😀

• Các chủ đề liên quan đến công việc, thông tin dự án/doanh nghiệp (cũng mang tính PR)

• Các chủ đề review: ko dễ để làm kênh dạng này, như mình làm về sách vẫn khá kén views & có vẻ bị bóp reach (vì mang tính PR bán sách). Làm về reviews bds, cổ phiếu, mhkd,… (đều ko ổn, hoặc có thể do cách mình làm bị ngu)

• Các chủ đề bị hạn chế users phân phối nội dung, chủ đề kén views

• Các chủ đề bị hạn chế trên Tiktok (crypto, khuyến nghị đầu tư, phân tích kỹ thuật,…). Vẫn có users nhưng thường reach tệp khá bé, view lè tè

• Xoá video cũ, sửa thông tin kênh (thường là bởi kênh được mua lại, hoặc reup giai đoạn đầu,…). Thời đầu mình chuyên mua kênh build lại nhưng fail mãi, tính đi đường tắt mà ko được nên phải đi từ số 0, vậy mà lại hay hơn á!

• Kênh thay đổi nhiều chủ đề & nhiều đối tượng khác nhau (kênh chính mình đang làm, đăng loạn mọi thứ ko cụ thể, nhưng đôi lúc cũng kệ chấp nhận phần nào đó thôi)

• Kênh có thông tin, logo & username là domain/thương hiệu (cái này team mình hay làm, cũng hên xui, nếu được ae né cho chắc đỡ bị bóp)

• Mô tả kênh chèn thông tin contact, điều hướng qua nền tảng khác, hay chèn link (cái này rất khó đo lường & kiểm chứng, thực tế mình thấy rất nhiều kênh đang làm nó & mọi thứ bình thường. Mình cũng ko nghĩ Tiktok gắt đến vậy đâu, mọi mxh đều có phần liên kết đến các nền tảng khác mà)

• Mô tả video có chứa các từ khoá liên quan bán hàng, số điện thoại, CTA,… (mình hay đặt câu hỏi & tình huống thảo luận, ko rõ có bị bóp ko)

• Đăng video quá dày đặc, đăng sai khung giờ, giai đoạn ít users/cạnh tranh cao

• Một vài lưu ý khác

===============

CÁC LỖI HAY GẶP SẼ BỊ XOÁ KÊNH:

• Vi phạm lỗi nào đó nhiều lần

• Các lỗi vi phạm nặng

Kinh nghiệm, nếu bị xoá video vì lỗi gì đó. Ae tránh bị lặp lại liên tiếp 2-3 lần, dễ bị khoá 1 ngày, 7 ngày & bay kênh. Nên lỡ ngu thì sau đó ráng ngoan làm nội dung chắc chắn ko bị vi phạm upload lên kênh sau đó.

Nói j nói, Tiktok khá minh bạch & rõ ràng trong vụ này. Bị xoá vì lý do gì thường sẽ có thông báo cho chúng ta, và nó chắc chắn đúng & có lý do riêng. Nên ae tránh lặp lại & tìm hướng content khác thay vì bạo thủ/bất mãn.

===============

SƯU TẦM KINH NGHIỆM

• Không dạng háng

• Không lộ nội y

• Không làm hành động trái pháp luật (lái xe 1 tay, hút thuốc,…)

• Livestream cấm kị nhắc đến chất kích thích

• Hành động phản cảm (sờ ngực, bóp mông,…)

• Clip phải FULL MÀN HÌNH nếu ko bị tính là copy (lỗi này rất hay gặp nè)

• Mô tả không chứa các từ “mua, bán, sản phẩm, đổi điểm lấy quà,…” các từ nhạy cảm bán hàng/PR

• Nếu quay outfit quay trên 3 bộ mới được tính là

• Không reup

• Không lồng nhiều logo

• Góc máy ngang mặt hoặc từ trên xuống -> tôn trọng người xem

• Luôn phải xuất hiện mặt đầu tiên (cái này mình nghĩ hên xui, tuỳ thể loại nội dung)

• Hạn chế Youtube, IG, FB (các nền tảng khác, đặc biệt fb)

• Không lộ địa điểm (chỉ nói tên quán)

• Video chứa ảnh đứng yên 2 giây -> không lên xu hướng

• Để chữ ở giữa: tránh tai thỏ, tránh Like Share Cmt

• Hạn chế câu Like Subcribe

• Hạn chế chèn logo, thương hiệu,… SDT xuất hiện trên video & cmt (lỗi khá nặng)

• Để link web, kênh truyền thông khác

• Video xuất hiện các từ ngữ thô tục, phản cảm. Kể cả các từ y khoa nhạy cảm

• Không kêu gọi like, share, cmt mua hàng bằng bất cứ hình thức nào

• Không reup đăng lại video. Video đăng lên rồi cần hạn chế xoá nhất có thể (có thể up lại sau ít nhất 1 tiếng nhưng nói chung ki nên xoá video & up lại, vì bị tính là reup)

===============

SƯU TẦM TỪ TIKTOK

• Không nên sử dụng slide hình ảnh, hoặc là ảnh kèm voice giọng đọc

• Video không được dính logo của các app khác như Ulike, MadewithVivaVideo,… Kể cả caption, hashtag đều không nên đề cập quá cụ thể một nhãn hàng nào

• Caption không nên để lộ thông tin cá nhân (IG, FB, đặc biệt là số điện thoại). Hoặc caption cũng ko nên chứa những từ nhạy cảm, thô tục

• Con gái hạn chế ăn mặc hở hang, lộ khe ngực, mặc quần quá ngắn,…

• Video xuất hiện những hành vi như hút thuốc, sử dụng vape, giơ tay ngón giữa,… đều sẽ bị Tiktok xoá ngay

• Không quay màn hình video khác, cũng như ko upload video của bạn khác lên Tiktok mình (kể cả video của Tiktok Trung Quốc)

• Ko đăng các nội dung khoả thân hoặc khiêu dâm

• Nội dung gây hại (bao gồm gây hại cho bản thân), nguy hiểm hoặc bất hợp pháp

• Nội dung bạo lực hoặc hình ảnh nhạy cảm

• Kỳ thị, hận thù, quấy rối, đe doạ hoặc bắt nạt

• Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

• Nội dung ác ý khác

II. SÁNG TẠO NỘI DUNG TRÊN TÓP TÓP

Menu:

1. Công cụ

2. Concept

3. Content – Scripts

4. Quay – Dựng – Publish

1. CÔNG CỤ

Các công cụ để làm Tiktok nên biết:

• Lên kế hoạch + Nhân sự + Giao task: Free: GG sheet, doc, Trello, Notice, Larksuite… giàu thì tự làm app riêng hoặc mua app trả phí (có thể tham khảo chỗ a Tình Ladipage, Haravan, base, bitrix 24,…)

• Một số web/công cụ cơ bản về tìm content: Gg trend, buzzsumo, answerthepublic, Quora, mấy công cụ của mấy trang phân tích lớn như Ahrefs, Semrush,..

• Viết kịch bản: Celtx (kinh điển r), writerduet, fadein, trelby,… nói thật tớ toàn làm gg doc cho dễ sửa team.

• Check lỗi content, check từ khóa vi phạm,vv..v: hay dùng extensions free của a Lâm ATP: ATP content

• App Quay trên điện thoại: Filmic Pro, Camera HD, Telepromter, App trực tiếp tiktok..

• App chỉnh sửa trên đt: Capcut (Best), Relens, FLTR,.. App tiktok trực tiếp

• App chỉnh sửa trên lap/pc: Mấy cái nhà adobe như Premiere Pr(cơ bản), After Effect AE(nâng cao tí), Adobe Audition AU (âm thanh), xịn hơn nữa có Blender để vẽ hiệu ứng, Houdini (bom tấn hay xài) Nuke, 3ds max (kiến trúc, cháy nổ, vật liệu), Maya (mấy con thú mà Lê Song Bảo Duy hay vẽ), vv..vv Sau này còn có đám AI.

Cơ bản là thế. Đơn giản nhất là dùng gg sheet để lên plan, dùng gg doc để viết kịch bản, dùng Telepromter để quay (có chữ) + Capcut để chỉnh thôi, thậm chí mấy job lớn mình cũng chỉ xài đến Capcut, nên kể trên nhiều cho mấy bạn làm chuyên tham khảo, còn không cứ điện thoại với Capcut là cân hết. Quá tiện.

================

2. CONCEPT

Ở phần một chúng ta đã chuẩn bị concept rồi phải không, nhắc lại concept là cực kỳ quan trọng. Concept hay thì cần hết mọi thứ, concpet không hay thì mấy yếu tố khác gánh còng lưng. Trả lời một số câu hỏi dưới để chắc chắn về concept của mình.

• Concept này đã có ai làm chưa?

Có nhiều người làm rồi thì bỏ qua, trừ những kiểu chỉ có duy nhất concept như thế. Ví dụ: Chuyên gia ngồi 1 chỗ, bán sênh lế book gơ xinh ngồi ưỡn ẹo, bán thời troang làm biến hình,… thì những loại này không làm vậy thì làm gì?

Đừng cố gắng vượt qua người đứng đầu một concept, tốn công cực kỳ. Ví dụ xưa ông Kiên rieview lên cực nhanh chỉ với cái đt ghẻ do hồi đấy chưa ai làm review, mấy ông review bấy giờ đủ các brand vào, đủ các trai xinh gái đẹp thiết bị hiện đại vào nhưng có ai biết tên đâu. Cố mấy cũng không qua được.

“Nếu chưa có ai làm thì mình là người đầu tiên. Nếu còn ít người làm chưa ai biết tới thì mình phải nhanh chóng dẫn đầu. Nếu nhiều người làm, nhiều người biết rồi thì chuyển concept”

• Nếu làm rồi có trong ngành mình không?

Tại sao hỏi thế, vì mỗi ngành mỗi tệp, người ta xem rất cũ ở tệp này chưa chắc ng ta xem ở tệp khác. Ví dụ trước đây Tú có làm concept cho nhà hàng là quay góc nhìn thứ 3 trên camera kể những câu chuyện đời thường (Kênh: Ốc lắc cô mai), có 1 thằng bắt trước nhanh như chớp đó là thằng (Cửu Long Hà Đông với thằng Tiểu Nhị Quán,.. gì đấy) xong nó cũng lên nhưng 10 video đầu Tú đã có 30k follow còn nó 20 video chưa nổi 5k, thằng Tiều nhị còn ko nên luôn, mặc dù video của nó có khi còn đầu tư bằng mấy mình :)))). Nỗi khổ cùng ngành đấy.

Nếu muốn lên thì có thể áp dụng concept này cho các ngành khác, ví dụ như bệnh viện: kể về các câu truyện cảm động trong bệnh viện bao nhiều người xem luôn, cũng cứ concept đấy, dạng góc nhìn đấy mà làm. Ước gì có bv nào đầu tư Tú làm cho xem 🙂

• Hiểu thuật toán chưa? Content có nhiều chưa? (phần này Kỹ thuật nhiều nè)

Mấy cái trên đã clear thì phải xem concept mình content có đa dạng không? Có biến hóa được nhiều không? Các bạn phải hiểu rất kỹ điều này.

Toptop nó sử dụng công nghệ rất hiện đại đó là Machine Learning bao gồm 3 yếu tố: computer vision (CV) (tạm dịch là quản lý hình ảnh bằng máy tính), natural language processing (NLP) (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên), và metadata (Siêu dữ liệu).

Ba cái này nó chạy như sau: Khi các bạn đưa video lên toptop thì CV nó sẽ xử lý, quét từng frame trên đó, sau đó NLP nó sẽ xem về âm thanh đưa vào và nhận diện ý nghĩa âm thanh, và 2 cái này nó sẽ ra nội dung video để tạm phân tệp, sau đó các bạn thêm hashtag caption, thì nó dựa vào đó nó tìm hiểu tệp các bạn muốn đưa vào là gì (không biết thì đừng hashtag để nó tự động đi, sau mà lên For you thì vào đó xem những nội dung giống mình là gì rồi xem hashtag của họ, đừng ghi bừa), nếu video của bạn được chia vào tập X thì người dùng tập X (đã được toptop lọc sở thích bằng Data Mining) và tập này sẽ theo toàn bộ các video trong kênh của bạn. Nếu video sau bạn lại đưa nó vào tệp Y thì máy học nó loạn luôn.

Toptop sử dụng tính năng lọc tương đồng để cung cấp video cho người dùng dựa trên hành vi của những người dùng tương tự. Tổng quan như sau: nếu Người dùng A tương tác (bao gồm cả xem, cmt, tim, duet,…) với video 1, 2, 3, 4, 5 và người dùng B tương tác với 2, 3, 4, 5 và 6, thuật toán của Toptop có thể sẽ phát hiện những điểm tương đồng giữa hai người dùng và phân phối video 1 cho người dùng B và video 6 cho người dùng A.

Người dùng liên tục được cung cấp nội dung dựa trên các thuật toán lọc tương đồng và dựa trên nội dung. Tuy nhiên, các đề xuất video Toptop không chỉ có mấy cái trên mà nó còn đề xuất các xu hướng mới và các sự kiện hiện tại (đang trend) để cung cấp cho người dùng nội dung mới. Người xem thường được cung cấp nội dung ngẫu nhiên không khớp với lịch sử xem của họ hoặc của bạn bè thân thiết của họ. Toptop hy vọng người xem sẽ tương tác với nội dung này và chu kỳ có thể tự lặp lại như đoạn đầu Tú chia sẻ.

Việc chuẩn bị content thật nhiều cho một concept là cực kỳ quan trọng vì kênh đang lên rất có thể các bạn sẽ bí idea và dừng kênh hoặc chuyển concept (coi như bỏ kênh). Hồi trước hỏi mấy bạn bên toptop vn là đăng ntn thì không bị tính là chuyển tuyến nội dung thì thực ra do máy nó học nên cơ chế này chỉ có mấy anh chị kỹ thuật hiểu sâu, các bạn operator cũng k quá rành nhưng theo kinh nghiệm là tầm 10% video khác loại trong kênh khác là ok, đừng nhiều hơn. Ví dụ: 10 video nói về kiến thức ngành, sau đó có 1 video nói về bản thân, khách hàng là được. Sau đó lại là 10 video kiến thức ngành tiếp. Đó là lý do một số kênh trước đây làm rất tốt nội dung chia sẻ, sau này bị flop sml vì bắt đầu làm video thuần chuyển đổi.

Tóm sợ lại: Các bạn chỉ cần nhớ là riêng với nền tảng toptop, một kênh chỉ làm được một concept. Nếu các bạn thay đổi concept đồng nghĩa với việc tệp của các bạn bị học lại một lần, rất tốn công, tốn thời gian thậm chí flop do tệp người mới không thích bạn. Vì vậy, một kênh toptop không được chạy nhiều loại nội dung khác nhau. Muốn thay đổi hãy thêm các yếu tố cộng thêm (xem phần sau) chứ đừng thay đổi concept.

• KOL/KOC lâu dài?

Concept thì hay nhưng diễn viên như shet thì cũng bó tay. Hiện tại toptop đang ưu tiên tuyệt đối cho con người nên phần diễn viên rất quan trọng (đã nhắc phần trước). Nếu đổi người đứng kênh (KOL/KOC) thì tệp học lại từ đầu là coi như bỏ nhé. Làm lên lại tỷ lệ thành công không có cao mà tệp người cũ cũng coi như bỏ. Rất phí. Xem mấy kênh đổi chủ thử mà xem: Autopro, kênh bán (hồi xưa mình làm lên tầm 1-200k bán suốt cho mấy ông thích số má, nhận về có làm tiếp đc đâu,…)

• Cuối cùng là Ngân sách, nguồn lực duy trì?

Việc này tùy mỗi doanh nghiệp Quyết định, mình không có ý kiến. Nhưng hãy nhớ là không duy trì đủ lâu trước khi kênh lên For you (Đề xuất) thì rất phí công, đã trót làm hãy lên ngân sách ít nhất 2-3 tháng “để thử”. Tầm đấy thời gian mới nói kênh có lên được hay không.

================

3. CONTENT – SCRIPT

Sang tới quả này thì đây là quả ăn tiền của từng team media. Ví dụ như ở bên team của F*p Tv (tin học NS) thì chuyên về hài, bên chỗ N*ble (D phạm) thì chuyên về tềnh yêu, tềnh cảm, v.vv. (Đoạn này đừng nhầm qc nha, toàn đối thủ qc mà chớt à, lấy làm Vd hoy).

Mỗi team sẽ có một đặc trưng riêng và khá là rõ ràng, tùy nhãn nào thích bên nào, cảm thấy phù hợp thì nhận quay thôi.

Ở LUT Media tụi mình có một số điểm đặc biệt riêng ví dụ như là kịch bản dạng xã hội, gia đình, nhiều tầng, lớp nghĩa nên có kêu tụi mình làm hài thì chưa chắc đại đa số trên toptop đã xem, hiểu được do là mấy bạn content cũng lớn tuổi rồi nhiều trải nghiệm hơn, hài nó sâu cay hơn không thuần giải trí nữa. Vì thế nên tập khách của bên mình cũng kiểu có tuổi, có trải nghiệm nhiều nên phù hợp với các brand có xèng, chút vì vậy chất lượng video cũng nhỉnh hơn chút so với mấy team tự phát làm từ thiện. Mỗi team mỗi đối tượng.

Kịch bản

Tagline > Logline > Synopsis > Outline> (Treatment) > Draft Scrift > Develope Scrift > Docter Scrift > Final Scrift

Tagline: Triết lý mà kênh đi theo (VD LsTu : Pháp luật đơn giản)

Logline: Là idea cơ bản, tóm tắt nhất đó, viết ngắn gọn tầm 1-2 dòng thôi (VD LsTu: Luật giao thông cơ bản, thằng giao thông nào giao thông thằng giao thông kia không chuẩn thì bị thông 3 đến 10 năm)

Sysnopsis: Là kịch bản tóm tắt nhất đầy đủ ý nội dung (VD: thôi dài lắm, lười lắm xem tài liệu chia sẻ kèm theo nhe)

Outline: Là kịch bản mà chi tiết hơn, vẽ rõ các tuyến nội dung, các phân cảnh, 3 hồi 8 nhịp như nào, nv thoại như nào,… hầu như outline có thể quay được rồi đó.

Treatment: Đề cương kịch bản

Draft + Doctor + Final Scrift : Là kịch bản chi tiết sửa tới khi nào hoàn chỉnh. Cầm cái này thì cả team ai cũng hiểu.

Kỹ năng kịch bản

• Kỹ năng biên kịch (từ idea/content biến thành kịch bản chi tiết)

• Kịch bản short film (Dạng drama – kịch)

• Kịch bản Serial Film, ở tiktok nó như kiểu dạng Sitcom thôi.

• Kịch bản Chuyên gia

• Kịch bản Corporate Video

• Kịch bản Gameshow

• Kịch bản film tài liệu

• Kịch bản cho video cảm xúc

• Kịch bản phỏng vấn/Podcast show/Testimonial Video

• Kịch bản Review/Vlog/Podcast

• v..v

• Kỹ năng Social Network (Seeding cmt, gây war :v, kéo sự thương hại v.vv)

Như vậy là đủ cho một marketer chuyên về sáng tạo nội dung, cái gì cũng phải biết chút chút. Về phần này thì mình mà viết nó ra nguyên 1 ngành kịch bản luôn nên mình sẽ để kèm trong tài liệu share.

Tựu chung lại thì dạng nào thì dạng nó cũng phải có đủ 2 phần (rút gọn từ dạng kịch bản film 3 huyền thoại 3 hồi 8 nhịp):

Phần 1: Vấn đề cần giải quyết

Phần 2: Cách giải quyết

Nếu có phần 3,4 thì nó là râu ria thôi, ví dụ như phần mở đầu giới thiệu hay phần kết thúc kêu gọi mua hàng, hoặc phần nghỉ giữa video v..v

Nếu một video không giải quyết được vấn đề gì nó là video rác. Nhớ kỹ nhé!

Yếu tố cộng thêm (tiếp tục đoạn concept)

• Đúng concept + đúng insign

Như đã nhắc bên trên, kịch bản không đúng concept thì mệt luôn nên việc ưu tiên đúng concept là hàng đầu. Đã chuyên gia ngồi nói thì không cần chèn thêm đoạn đầu drama làm gì cho cực, cứ nói, miêu tả bằng từ ngữ là đủ. Đã film thì đừng tự nhiên tập trước drama, tập sau ngồi kể chuyện. Còn insign các bạn tự phân tích.

• Tính thời sự

Mọi loại concept nên có tính thời sự, có trend tí vào. Clip vào ngày 27/7 (thương binh liệt sĩ) mà làm chủ đề về lính cụ Hồ vào là hết bài luôn. Mình có 1 clip 12M view vào ngày đó. Người Việt mình cực thích tính thời sự nên nhắc lại là ae nên đưa vào kịch bản những gì đang và sắp hót nhé.

• Tính tranh cãi

Kết video nên để mở để người xem có nhiều cảm xúc và động lực để chửi.. à quên tranh luận. Cmt được tính điểm rất cao lên nếu thêm seeding mồi vào là tuyệt vời luôn. Tranh cãi vừa thôi kẻo kênh bị đánh giá xấu là xuống hạng nhé. Cách xem video xấu như thế nào: Lượt xem quá nhiều, lượt cmt quá nhiều nhưng lượt tim rất ít và hay bị ẩn cmt. Phải điều chỉnh và block những thành phần quá khích ngay.

Những nội dung khó như fact (thông tin) thì thường Tú để câu hỏi cuối video. Lên kênh Luật sư Tú xem thử cái video tại sao ca sĩ không đi nghĩa vụ là hiểu.

• Tính ý nghĩa

Video cần có tính ý nghĩa, tức là người xem sẽ hiểu video đó dựa trên điều gì? Xem xong video mà không hiểu thằng này nói gì, ý nghĩa gì là bỏ rồi. Mình từng xem rất nhiều video drama nhưng chỉ có những video đặc biệt ý nghĩa mình mới nhớ và thực tế video đó được cực nhiều lượt xem.

• Tính độc nhất (vượt trội hơn thôi là được rồi, chứ độc nhất thì hiếm quá nhưng mình thích để vậy cho nó kêu)

Độc nhất về bất kể cái gì bạn có trong video, tức là họ sẽ nhớ video đó dựa trên khía cạnh nào. Trong bán hàng có khái niệm USP – unit selling point: nó tương tự vậy. Một số điều người ta có thể nhớ về bạn:

• Cảm nhận ngoại hình: Khuôn mặt, cơ thể, đôi môi chúm chím, thậm chí là không “đẹp” mà độc như So ytiet, lộc fuho, quả 9 nút của chú Huấn, có gì thì khoe cái đấy, coi chừng dính policy thôi. Giọng nói và biểu cảm (thần và khí theo nhân tướng) theo Tú đánh giá nó cũng là 1 dạng về ngoại hình cho kênh.

• Cảm nhận giá trị: Từ kiến thức, cảm xúc thì kênh mang lại cho bạn giá trị gì? Niềm vui? Phương pháp làm điều gì đó? Sự đồng cảm? Hãy mang cho người khác sự vượt trội từ giá trị là bạn được ưu tiên lên list follow của ng ta ngay.

Cô Long Trăng Đen có khái niệm: Ngoại hình – Giá trị – Tài Năng – Tính Cách của THCN thì nó cũng na ná vậy. Hay trong giáo trình Marketing hiện đại nó cũng có khái niệm: Giá trị cảm tính, giá trị lý tính…

• Giữ chân

Có nhiều thầy mỗi thầy một kiểu nhưng đa số đều cho rằng cần phải có 3s-5s-8s-10s mở đầu giữ chân được người dùng. Chưa có một con số cụ thể nào do chính toptop công bố tuy nhiên quả thật là trong thuật toàn toptop có 2 Nguyên tắc để video lên Đề xuất

• Sự giữ chân người dùng (retention): Người dùng xem video phải xem hết một đoạn cả video đó thì video đó được tính điểm cao và dễ được phân phối đến người xem hơn. Theo kinh nghiệm của LUT thì video càng dài thì số giây đầu tiên giữ được người xem càng phải dài để được tính là đã giữ chân được người xem.

Ví dụ: Video nhảy nhót vếu vúa tầm 3-45s thì cần 305s đầu người ta xem là được tính dòi, còn video tầm 3-5p như nội dung Tú hay làm thì cần phải 15-20s (đó là lý do tại sao Tú hay kéo dài đoạn đầu video của Tú kiểu như: Các bạn chờ một tí, Tú vào ghế ngồi cái, cái đoạn này tức quá rồi mà không làm gì được, bọn này nó quá coi thường cộng đồng mạng chúng ta rồi… sau đó Tú mới ngồi vào ghế và vào chủ đề chính – các video 3-5p của Tú hầu hết là lên đề xuất) – Đoạn này mà thấy hay thì nhớ kb Tú và nói: A Tú đẹp trai, i love u nhé!

Các team media cũng thường edit theo kiểu: đưa đoạn kịch tính lên 3-5s đầu là như vậy. Đó là đúng nguyên tắc.

• Thời gian sử dụng (Time spent): Cái ứng dụng này nó muốn người dùng ở lại càng lâu với nó càng tốt nên nếu video của bạn sau khi đã giữ chân người ta vào video của mình thì cần tăng thời gian xem video, tức là đoạn mở đầu bạn giữ chân người ta được nhưng đoạn sau nội dung như cái Hoa hòe hầu hết người xem bỏ đi thì độ phân phối video của bạn cũng là tầm rất thấp luôn. Mấy client hay hỏi Tú là tại sao cái này lên đề xuất được mấy chục K mà cái khác lên đề xuất mấy M view lận, thì đây là lý do.

Vì vậy toptop cực khó làm ở chỗ xuyên suốt video nó phải LIÊN TỤC HAY chỉ cần chán một cái người ta lướt là mất điểm. Làm sao để hay dù kịch bản vẫn thế thì hỏi diễn viên, hỏi edit, kêu tụi nó đóng nhiều cảm xúc vào, lố vào, lột đồ các kiểu đi, edit dựng bất chấp vào, máu lửa , ùm ì xèo lên… (đoạn này đừng nghe tôi)

• Cảm xúc

Các bạn có nghe mấy ông sale hay nói: “Bán hàng là bán cảm xúc” chưa. Trong ngành sáng tạo nội dung không lấy được cảm xúc khách hàng thì thôi. Thua.

Một kịch bản Tú hay yêu cầu đội content cho ít nhất 2 loại cảm xúc vào thì nó đạt chất lượng cơ bản. Nếu chỉ có 1 cảm xúc thì quá đơn giản, không đủ thu hút người xem. Thế là bọn này nó viết kiểu đang đám cưới xong có cái đám ma đi qua. Vui buồn mếu khóc lẫn cmn lộn. Rồi, dành cả ngày viết lại luôn. Nhiều cảm xúc là phải logic, phải hợp lý với từng hoàn cảnh và đừng có gây khó chịu quá.

Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau. Nếu các bạn chưa biết nó là loại gì và kết hợp thế nào thì có thể gg ra cái hình BÁNH XE CẢM XÚC. Còn search nữa vẫn chưa hiểu cảm xúc là gì thì đi gặp bác sĩ luôn (mình đang cover cho vài chục ông bs, cần thì gt cho, tau ăn hoa hồng).

Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.

Vì vậy, có nhiều kênh bên Tú tư vấn kiểu rất kỳ dị như là: Thôi, nhìn mặt em là thấy buồn rồi, em làm cho nỗi buồn thật đẹp cho anh. Cứ đưa buồn rầu lên, mặc dù bên toptop ưu tiên mấy dạng kiểu tươi sáng bright nhưng mày làm buồn đi, không ít thì nhiều, kiểu gì cũng bán được mấy cái đồ gothic, mấy cái quần áo đen đen, vòng vèo khuyên khiếc, còn hơn là làm không hợp thì có cuối đời cũng không lên con ạ.

• Tính phù hợp

Trong toptop có rất nhiều label kênh, mỗi loại phải hợp với từng concept khác nhau. Tuyệt đối không làm linh tinh, vừa mất công vừa mất thương hiệu đi. Đã từng có case mình làm việc thế này: Khách làm sản xuất đồ cho người già brand khá lớn và có tiếng, muốn phủ thêm toptop. Mình đễ xuất làm video gia đình, drama lồng ghép sản phẩm của cha mẹ vào. Lúc đầu OK, lúc sau buồn buồn thế nào tự thuê inhouse về làm lại, chi phí gấp x lần, làm video hài. Xong tệp video hài đấy toàn con nít vào xem, chửi bới, thể hiện um xùm trong đấy. Xong brand lại quay lại tìm mình thì lúc đấy có cứu vào niềm tin, tích xanh đã xin rồi chả lẽ bỏ đi xây kênh thường?

Như vậy là phần content xong nhé Quý dị. Phần này mình chỉ để một số lưu ý vì quá dài, các bạn có thể đi học các thầy chuyên về kịch bản để viết cho hay hơn. Còn không thì đợi đi, khi nào toptop hết xây thêm kênh được tôi mở khóa dạy cho ❤

• Một số ý tưởng yếu tố cộng thêm tham khảo.

• Tâm linh

• Trẻ em cute (không đi một mình)

• Tranh cãi

• Thời sự

• Scandal

• Siêu nhiên, kỳ bí, ma quẻ, UFO

• XX nhẹ

• Gơ xênh, troai xênh

• Thương gia đình

• Bạn bè nghĩa hiệp

• Kiến thức cần thiết

• Nỗi sợ vô hình

• Niềm vui nhẹ nhàng

• Cún mèo, động vật cute

• Phản bội cắm sừng

• Ghen tị đấu đá

• Sếp – nhân viên

• Mẹ chồng – nàng dâu

• Ai trả tiền, nữ quyền nam quyền.

• Kiện tụng, cp, bất công xã hội

• ….

4.QUAY – DỰNG – UPVIDEO

Nói chung là dài sml rồi với lại team nhà mình là Group content thì phần kỹ thuật sẽ yếu, nên Tú nói sơ qua phần này

• Thiết bị:

Điện thoại: iphone 11 trở lên ưu tiên (dưới cũng vẫn oke nhưng sẽ không oke khi sắp tới ra 15, thua người ta nhiều quá là bất lợi) android e chịu vì chưa xài bao giờ. Nên quay được 4K, mặc dù lên toptop nó bóp nhưng chất lượng vẫn cao hơn rất nhiều. Sau này 4K sẽ được up như com bữa giống Đẩu in thôi.

Máy ảnh: Combo huyền thoại hiện tại cho máy đứng: Sony A6300/6400/6500 + len sigma 30 F1.4 ngon bổ rẻ mười mấy củ. hoặc đám Sony ZV cũng ổn.

Combo mình hay xài quay chuyên là Sony A73, A74 + Len đa dụng (24-70, 70-200,…). Lâu lâu có job lớn thì Fx3.

Ngoài trời, di chuyển có thể chạy Fly cam và Gopro. Bên mình xài hero 10 và Mavic 3.

Đèn đóm: Ít nhất phải có được vài cây đèn bao gồm: Keylight (mạnh tí), Fill light (ánh sáng phủ cho mềm mềm í) và backlight (ánh sáng đằng sau) mình hay xài mấy cây của Nanlite, ngon bổ rẻ, có điều kiện thì chơi chuyên nghiệp. Còn thiếu điều kiện thì mình hay xài đèn lightstream cơ bản + đèn phòng (lên xem mấy video set đèn trên youtubu nhé mấy cụ) cũng khá là oke. Tú di chuyển hay xài đèn cầm tay dạng tub của Nanlite 15C tầm 4.5 củ/cây, khỏi điện đóm. Còn set đèn ở nhà thì dùng mấy con Nanlite 150 – 300 (điều chỉnh được)

Mic: Tốt nhất thì lên xài mic cho phù hợp, có rất nhiều loại mic phổ biển nhất là micro dynamic (micro diện động), micro condenser (micro tụ), micro ribbon (mic cài áo). Hiểu sâu cái này thì cũng vỡ cả mồm đấy, thôi thì cứ ra ngoài cửa hàng nhờ sale lựa theo yêu cầu cho dễ. Tú đang xài mic không dây để thu ngoài đường của Holyland lark150 (tầm 6.5 củ), trong nhà thu podcast thì xài shure mv7 (tầm 8 củ 5) Các bạn mình hay thấy xài go ride gì đấy, các bạn tìm hiểu thêm.

Nói chung về thiết bị nghèo thì 1 cái điện thoại và đèn live phòng vẫn triệu view, về chuyên nghiệp thì vô chừng tùy điều kiện từng cụ.

• Quay

Về quay thì vẫn khuyên là đi học đi, tài liệu Tú sẽ để thêm link share phân tích bố cục vài trăm cái cảnh quay kinh điển cho các cô cậu xem lấy tư duy. Cái này mà dạy vài chữ trên đây thì chịu. Qua đây làm slav* cho LUT thì Lut chỉ free cho. Thôi thì để thông số chi tiết cho các bạn:

𝑇ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑠𝑜̂́ 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡:

ISO: Tùy cảnh càng sáng, tuy nhiên càng noise (bị hạt) thường mình để 100-200 với môi trường bình thường.

Khẩu độ F: Khẩu càng cao thì máy càng mở (F/2>F/16) thì càng sáng, độ xóa phông càng cao. Cái con len sony F/1.4 đấy, xóa mù luôn, bao đẹp (Xem kênh LUT media)

Tốc độ (Shutter): Để càng nhanh thì bắt càng rõ chuyển động thường mình để lớn hơn 125 để nó khỏi rung khi cầm tay.

Mấy cái này cho newbie lắm thôi, chứ Quay nó còn ti tỷ cái, sau có cơ hội mình chia sẻ.

Nguyên lý cơ bản là:

• Đủ sáng (theo ý đồ)

• Âm thanh to, rõ (trầm ấm hoặc hay ho càng tốt)

• Nét bắt tốt, không mờ nhòe, quá rung hay quá tĩnh gây khó chịu

• Noise có cũng chẳng sao, đừng quan trọng.

• Thể hiện tốt nội dung.

• Dựng

Cái này thì cũng tương tự cái quay luôn. Đây là nhóm về Content và nền tảng nên mấy cái này em lướt lướt qua cho có, nhưng không đọc là phí.

Công việc chính (mấy bạn Edit)

• Xác định nội dung, bố cục video cần dựng

• Dùng phần mềm chỉnh sửa video để sắp xếp các phân cảnh phù hợp

• Edit video theo yêu cầu đạo diễn

• Cắt ghép các cảnh quay

• Sắp xếp trình tự cảnh quay.

• Sử dụng âm thanh, hiệu ứng, text, câu chuyện… phù hợp

• Quản lý các thay đổi, chỉnh sửa video

• Tạo bản phác thảo để trình duyệt trước

• Cập nhật thêm một số chỉnh sửa nếu có

Lưu ý:

• Những giây đầu: Đưa cái gay cấn nhất lên theo nguyên tắc: Gay cấn nhưng không cho khán giả biết là gì, như kiểu mấy chị uốn éo trên ba nửa kín nửa hở ấy. Tuyệt đối không hở hết, hở hết là có 200 đ thôi, không hở thì ăn 2 củ.

• Nhạc tránh bản quyền, video dưới 1p thì nhạc sao cũng được nhưng trên 1p thì bị bản quyền. Mà hầu như bài nào trên toptop cũng bị bản quyền thôi, Tú cay nhất là nhiều video xưa không bản quyền sau mới bị đánh toàn vài triệu view. Có một kỹ thuật áp dụng cho toptop trên điện thoại để tránh bản quyền nhạc là up đè. Up đè sao thì inbox riêng chứ show lên đây mai toptop fix cái là ăn lều luôn.

• Đừng dài quá, đừng ngắn quá. Vừa là đủ. Tình tiết cần ngắn gọn, súc tích, chỗ nào cần chậm lấy cảm xúc thì thật chậm lại, chỗ nào không quan trọng thì lướt qua. Tuyệt đối không tham source và lưu ý kỹ quy trình Edit

• Quy trình: Breakdown kịch bản (phân tích kỹ) -> Ăn source (Xem không sót src nào) -> Cắt ghép lần đầu (in mấy cái cảnh quan trọng nhất ra dán lên tường ấy) -> Cắt lại -> Thêm hiệu ứng -> Nối âm thanh -> Thêm sub (Phải có sub nhé cho những người không thích nghe) -> Check -> Sửa -> Xong.

Thông số chi tiết:

(Dành cho mấy bạn làm chuyên, mấy bạn làm đt thì khỏi cần, cứ max hết là được)

Tỷ lệ khung hình: 9:16

Pixel: HD (1080×1920) – 4K(2160×3840) nhớ chỉnh Sequence cho đúng hãy làm tiếp

Frame rate: Nên từ 24 đến 30 h/s

Chuẩn nén: H264 (MP4) .Mấy ông nén dạng khác nên toptop nó cứ mờ mờ. Chả hiểu.

Audio Channel: Stereo >=2 – 320 kbps là oke (hơn nó cũng xuống à)

Bit rate (Cái này cực quan trọng này, nó làm nên độ mượt của video, nhìn xịn hơn rất nhiều, Hd mà bitrace cao nhìn lung linh như 4K vậy): tốt nhất lớn hơn 9000 kbps (để cao dung lượng tăng tùy tính toán quý vị)

Up video:

Cái này thì dễ rồi, chỉ lưu ý một số thứ sau:

• Up giờ nào cũng được. Hồi xưa 2020 đi học toptop tại trực tiếp toptop Việt Nam thì có được các chị nói là đăng giờ nào cũng được nhưng cần thời gian để nó đánh giá, hồi đấy là 8 tiếng lận, tức là trưa đăng thì tối lên đề xuất. Bây giờ mình thấy cũng không hẳn, lúc này lúc kia nên giờ cụ thể thì cũng không ai dám đảm bảo là chính xác. Đăng giờ vàng thì nhiều người xem đấy nhưng lại bị cạnh tranh cũng cao, đăng giờ khuya thì nhiều khi người xem ngủ gà ngủ gật đánh giá không chính xác. Hồi làm kênh Luật sư Tú toàn đăng lúc 2h sáng, vẫn lên đề xuất ầm ầm. Thôi thì lời khuyên của tôi là đăng đại. Giờ tôi đăng thường là 7h tối tất cả các kênh. Các ông liệu mà né ra không tôi flop :v

• Caption: Để sao cũng được nhưng nhớ đừng dính vi phạm, vi phạm sao xem lại P1. Nếu có kỹ năng đặt title thì quá tuyệt vời, tôi toàn để nửa lạc nửa mỡ kiểu như: Nếu bạn thông minh trên 120 thì xem phát hiểu ngay… Cần thì gửi cho xem thử

• Hashtag: Nhớ không đặt loạn lên, đặt đúng tệp mình là đủ, không biết thì xem lại P1

• Kỹ thuật đè nhạc.

HẾT!

VÌ SAO CHÚNG TA BUILD KÊNH KHÔNG THÀNH CÔNG???

• Do nội dung dỡ, chưa hay

• Do video quay & dựng kém chất lượng, cẩu thả

• Do vi phạm lỗi nào đó ở những phần trên

• Do số trời, thắp nhang cầu khẩn là được

=============

CÁCH ĐỂ DỄ BUILD KÊNH XÁC SUẤT THÀNH CÔNG CAO HƠN?

• Nắm kỹ luật chơi của Tiktok & tránh vi phạm

• Nội dung chất lượng (chỉnh chu trong hình ảnh, dàn dựng, nhạc, tính giải trí/hài hước,…)

• Tạo acc trust. Cái này mình nghĩ quan trọng. (Acc tạo 1-2 tuần, đi cày view & follow các kênh tương tự, chủ đề mình sắp lên). Nên cân bằng giữa việc sử dụng users & upload nội dung, thay vì kênh

• IP đăng tải video, ngôn ngữ kênh, hashtag, cài đặt DANH MỤC cho kênh ban đầu chính xác cũng là yếu tố quan trọng để Tiktok đề xuất video đến đúng tệp users quan tâm, lúc đó lượt xem mới cao & có video lên đề xuất được

• Định vị, có concept cố định, hashtag, thumb, chủ đề kênh xuyên suốt -> hướng đến nhóm đối tượng cụ thể

• Chỉnh chu ở các video đầu tiên (nếu ko có views khi rất tâm huyết thì đừng nản ạ, cố thêm lần nữa!)

• Seeding, quảng bá video (cái này mình hay làm, ko biết có tác dụng ko nhưng mình nghĩ ổn. Bằng cách đi share link ở Zalo, FB,… nhờ bạn bè/đồng nghiệp tương tác với những video quan trọng. Dùng acc phụ seeding trong comment hoặc lượt share)

• Kiên trì đến lúc có 1-2 video đề xuất đầu tiên, có >10.000 follow. Lúc đó ae đã bắt nhịp ổn, và quá trình tiếp theo sẽ dễ dàng hơn, và chính users sẽ dạy chúng ta nên làm gì??? (Thông qua góp ý, câu hỏi,…)

• Nếu ko được nữa, đập kênh xây lại. Hoặc tìm chuyên gia nhờ giúp đỡ