Tư Duy Làm Idea – Mr Nguyễn Hưng

“Mình làm Pod thấy bài này về Idea khá hay bên CPH. Chia sẻ lại vs mn”

Tư Duy Làm Idea

Em chào mọi người ! Hôm nay em muốn chia sẻ tư duy làm idea của 1 người từng lead team bán 70k sale 1 tháng và team có store lọt top 10 Etsy store global năm 2023 ạ

Thật ra có rất nhiều yếu tố để tạo nên những điều trên nhưng em xin tóm tắt những điều em cho là quan trọng nhất ( và nghiêng về phần idea vì chuyên môn của em là làm idea )

1.Định vị bản thân & Định vị team

Em cho rằng yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất đặc biệt với việc làm idea.

Ngay từ đầu em sẽ định vị bản thân + team của em là những người làm R&D ( tuy so sánh với R&D của các ngành truyền thống, thì có thể là thiếu nhiều kĩ năng hơn, và hơi khác biệt ) nhưng bọn em vẫn hướng bản thân là những người làm R&D chứ không đơn thuần làm làm idea. Việc đó giúp bọn em cẩn thận trong việc research thị trường, sản phẩm, và đổi mới sáng tạo nhiều hơn là redesign idea đang có trên thị trường, dẫn đến tỉ lệ tạo ra idea sáng tạo + camp win nhiều hơn

2.Research thị trường.

Thay vì chú trọng vào redesign ngay lại những idea đang hot trend thì em thường sẽ đào sâu vào idea đó đó/ niche đó nhiều hơn để tìm hiểu tại sao idea đó lại trend, có thể cải tiến nó nữa không, niche này có ngon không? đã phân hoá theo mức độ nào rồi bởi em thấy nếu chỉ redesign lại mẫu đó cũng chỉ là vét sale không được thêm bao nhiêu cả, nhưng nếu hiểu niche và scale nó ra thì những camp sau đấy tỷ lệ win sẽ cao hơn ( tuy mất nhiều thời gian hơn nên mình có thể kết hợp cả 2 là vừa redesign vừa đào tiếp ). Thông thường 1 niche em sẽ vẽ chân dung khách hàng, tìm hiểu insight, đối thủ, niche nhỏ xung quanh, độ phân hoá của niche.

Ví dụ như niche Memorial, khi tìm hiểu mình có thể nhận ra là nữ có xu hướng tái hôn sau 5 năm chồng mất và có xu hướng tưởng nhớ chồng rất mạnh ( khách hàng tiềm năng) so sánh với đàn ông thường có xu hướng tái hôn sau 2 năm khi vợ mất và không tưởng niệm nhiều ( khách hàng không tiềm năng) từ đó để làm idea.

Hoặc làm idea về niche bệnh, phải nghiên cứu về biểu hiện của bệnh, có chết hay không, đối tượng thường là già hay trẻ để có thể phát triển idea ví dụ như bệnh MS thường tệp khách hàng khá trẻ, và không chết , có thể làm idea theo xu hướng hài hước, vui nhộn nhưng với tệp khách hàng Alzheimer là bệnh người già ( thường phát triển idea châm biếm dễ ăn gạch)

Đối với Etsy, mình cũng nên research platform trước khi làm idea. Từ cách Etsy tự định vị bản thân là 1 platform chuyên bán đồ unique, custom, và handmade đã là 1 kim chỉ nam dẫn đường trong việc làm idea. ( Đó là lí do bán ngược những dồ từ AMZ sang Etsy thường khá khó,dù giá rẻ ) vì Etsy không bias sản phẩm công nghiệp.

Hay chân dung khách hàng là gen Y và 76% là nữ cũng là 1 yếu tố cần biết trước khi làm idea ( đấy là lí do tại sao trên Etsy bán các sản phẩm xu hướng vintage, nứ tính, dễ hơn rất nhiều so với các design khác )

3.Chiến thuật dùng người và bán hàng :

Theo kinh nghiệm của em, những team idea trên 10 người thường sẽ có phân hoá rõ rệt về việc người làm idea xu hướng sáng tạo ( số lượng làm ra idea ít, nhưng sáng tạo, không giỏi scale dù là chính mình viết ra idea ) và người làm idea dạng scale ( những người rất mạnh về tư duy logic, scale rất khoẻ ) từ đấy sẽ có các cơ chế cũng như cách dùng người trong team để tối ưu cũng như tận dụng nhất năng lực của các idea này thay vì ép số như nhau và chú trọng vào kết quả ( vì những người mạnh scale lúc nào số cũng tốt hơn nhưng thiếu những ng dẫn dường cũng không làm được gì )

Tuy vậy, việc làm idea quá sáng tạo không còn là key của những năm gần đây và cũng không phải là key nếu bán trên những marketplace như Etsy, AMZ hay Ebay. Vì vậy, ngoài việc làm idea, phải xây dựng được hệ thống, bán hàng đa kênh, kết hợp email MKT mới có thể tận dụng hết được tiềm năng của idea tạo ra ( cái này mỗi team sẽ có 1 chiến thuật riêng và là bí mất của từng team em không bàn tới ạ ).

Trên đây là tất cả những yếu tố em cho là quan trọng nhất của 1 team bán POD ( trong phần R&D, ngoài ra em nghĩ là người đứng đầu – các sếp là key factor quan trọng nhất để giúp team bán được hay không. Các sếp cũng phải là người tin tưởng, tạo room để nhân viên phát triển cũng như có cách điều hành và hệ thống tốt mới tạo ra được thành công của team.