LINK TẢI FILE :
https://drive.google.com/drive/folders/1Tt_3IcVa-Mqr7sGWFb4vagOVOcwnASQv?usp=share_link
Spy Teechip
Hiện nay phong trào chia sẻ trong MMO đang tăng cao, trong này anh em bán áo nhiều, mình có 1 tip nhỏ cho mấy anh em bán áo đi spy teechip.. Thực ra phương pháp này có thể spy được khá nhiều platform nếu biết cách, mình lấy ví dụ tc trước cho dễ.. Hầu hết tất cả các nền tảng backend đều có chung 1 đặc điểm là họ take care hết về hệ thống nên thường dùng chung trong hệ thống server nên dễ bị tra theo IP.. Đầu tiên vào trang myip.ms, gõ bất kì 1 domain teechip nào sẽ ra được dãy IP hệ thống chung , chọn other site on IP sẽ ra được các site được host trên hệ thống này, sau đó chọn sort theo world ranking.. Link cuối sẽ là : https://myip.ms/…/ipIDii/52.42.24.255/sort/6/asc/1…
Ở đây mọi người sẽ thấy được mấy trăm domain ở trên này, sắp xếp theo thứ tự rank alexa.. Nhiệm vụ bây h là lấy hết domain về , lưu vào 1 file text, sau đó mình dùng http://domaincheckplugin.com/extractor để lọc ra domain trong file text, lưu vào file excel rồi re-check lại rank alexa 1 lần cho chắc.. mở google gõ bulk alexa checker sẽ ra 2 site là
https://www.bulkseotools.com/bulk-check-alexa-ranking.php hoặc
Sau khi lấy check lại thì cho hết vào excel sort theo rank từ bé đến lớn thôi.. Có domain rồi thì tùy mọi người xử lí, cách hay làm nhất là từ domain moi ra page và follow page thui..
Bạn nào chăm cứ tổng hợp theo nửa tháng 1 lần xem rank của site nó thay đổi ntn thì cũng ra nhiều vde đấy
SEO POD Free Traffic
ECOMMERCE, POD, SEO và 15.000 sale+ #MakeCPHgreatagain
* Chào mọi người, mình là Hòa (8x) – newbie trong làng bán áo (theo quan điểm cá nhân), nay mình xin mạn phép viết bài (chia sẻ quá trình bán áo thun) tham gia contest #CPHContest #ChanAi2021, hy vọng chia sẻ một điều gì có dù rất nhỏ đến với mọi người qua khoảng thời gian bán áo thun khoảng gần 1 năm rưỡi
* Lại tìm hiểu tiếp khảng trong 1 tháng thì check thấy 1 số a/e làm free traffic mà không phải build store trên các platform, thế là mình build hẳn web wordpress, chạy woocommerce và setup 1 số plugin để SEO web, cũng đi crawl data như lúc crawl để chạy google shopping. Làm mãi chả thấy sale, lúc này sinh ra tính chán, chả muốn làm và nghỉ mình fail là do: idea chưa tốt. Nên tập trung tìm hiểu sâu hơn về idea, về data mà mình build sai sót chổ nào!
* Giai đoạn này mình check ra vấn đề là để ra sale khi làm nhanh thì trước hết idea và key trend. Tận dụng chút lợi thế hồi 2014 – 2015 mình làm SEO cho hệ thống các site phim nên mình spy trend ngay trên google trends. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 thì 1 vài sale nhảy về, cảm giác có thành quả và có hướng để làm. Rồi hì hục spy key, list ra các key cần crawl, và đi cào (sorry mọi người trước đi cào data nhé)
> Link tham khảo: Mọi người đổi local theo geo (geo=US, geo=UK, geo=CA,….)
* Rồi may mắn con đường đi lại đúng hướng rồi =)), cuối tháng 7 và qua tháng 8 thì mình lên 20 – 30 sale/day. 1 số key chủ đạo như: john lewis, person woman man tv camera,… (key nằm top cả mấy site của mình, 1 tuần về khoảng 1k1 sale <toang cả cổng paypal>, sau đó giảm trend thì ít sale hơn, ), các key về bầu cử tổng thống Mỷ,…
* Mình fullfill all qua 1C, lại làm phiền bạn Hằng (Phạm Thanh Hằng) support liên tục, vì mình solo nên mọi thứ phải care, lúc đó 1 số 1C chưa hoàn thiện site fullfill nên có chat chít qua lại với sếp Trần Thống để suggest fix 1 số vấn đề cho hoàn thiện, nay thì 1C cơ bản mình thấy fullfill rất OK ạ. Thú thật là mình chỉ nghe mùa sale qua các post của 1 số bạn và group của các platform chứ cứ nghỉ là đến noel hay có event gì đó là spy idea để crawl thôi (mình thuê clone artwork chứ chưa có designer lúc này.)
* Data cũng lên đủ để SEO chứ chưa nhiều, vì mình chưa build được store nào quá 5k design cả, và đặc biệt với SEO thì hết trend thì sale về lai rai chứ không nhiều, ngày 20 – 30 / sale. Lúc này mình lại nghỉ định ra 2 hướng: 1 là đánh key trend, 2 là đánh theo niche, lại lòi ra thêm 1 vấn đề là nhân sự, nên build team: cả designer, cả người build data. Hồi trước làm FPT software (các dự án Nhật nên process quản lí team mình biết) nên mình không khó khăn vấn đề nhân sự: kể cả tối ưu vốn, tối ưu performante cho team.
* Đến mùa sale thì mình lo chỉ mổi gate payment, chứ sale không phải là vấn đề, vì trước đó mình đã list ra các niche cần đánh, các key cần để SEO, tập trung tối đa build data và đẩy key. T-shirt 2D và face mask là 2 sản phẩm chủ đạo của các store mình, hiện tại thì mình giảm làm T-shirt 2D và face mask, mà làm 1 số sản phảm khác.
# Sơ lược qua quá trình bán áo thun với free traffic và không chạy ads cũng như không làm trên platform, mình xin phép list ra các step build hệ thống website để SEO dưới:
1. Build, tối ưu web:
1.a: Money site (store – site chính)
– Nếu có domain củ đã từng build store trên các platform thì mọi người tận dụng lại để làm, hoặc mua hẳn 1 new domain để xây dựng cũng được (mình mua mới hoàn toàn chứ không dùng domain củ), mình sử dụng expireddomains để check.
– Domain: nếu dùng được auction domain thì quá tốt, mình lúc làm chưa có kinh phí nên toàn build từ new domain.
– Mọi người có thể build store trên các nền tảng: Woocommerce, shopify, … đều sử dụng tốt. Tuy nhiên cần lưu ý 1 số điểm:
+ Chi phí sử dụng: woocommerce > tự build mọi thứ, chi phí tùy thuộc vào độ lớn của store, shopify: phí sử dụng đắt hơn WOO, plugin cũng không rẻ,…tương tự 1 số nền tảng khác thì mình thấy Woocommerce dễ làm nhất (hoặc do skill còn thấp nên cái gì dễ thì mình dùng)
+ Chạy sạch và TM: Chạy sạch thì build nền tảng nào cũng được, còn TM thì theo mình tốt nhất nên buidl trên Woocommerce (tránh việc account bị sus, vps die còn move sang vps khác còn được, và lưu ý nên sử dụng vps nào hạn chế việc report, a/e nên sử dụng thêm site chống report, ví dụ như: tmskip của @Duy Tân
+ VPS mình dùng digital oceans gần 1 năm chưa thấy bị vấn đề này dù store có TM (hoặc có thể do hên =)))
– Định hướng sản phẩm để build data:
+ Với những ai bán áo lâu hoặc đã có kinh nghiệm thì bán sản phẩm gì hay style như thế nào không phải là vấn đề, nhưng với newbie thì đây là bước gặp nhiều khó khăn.
+ Hồi trước khi mới làm thì mình bắt đầu với áo thun (t-shirt 2D), giờ build 1 store mới thì không hẳng là cứ tạo shirt rồi lên data. Theo quan điểm mình thì áo hay cốc hay gối mình đều làm được. Nhưng, cần đánh giá tính thời điểm của sản phẩm, chẳng hạn như mùa hè ai mà lên hoodie, hoặc mùa đông ai lại lên data về sản phẩm mùa hè.
+ Có 1 đặc điểm nữa là cần phải có thông tin tất cả niche (ở mức tương đối), cùng với quá trình research + hóng các thông tin của các group, page của các platform (các platform hay post về sản phẩm, sự kiện, ngày kỷ niệm… ) dựa vào đó để lên ý tưởng cho mình.
+ Đôi khi quá trình research idea cũng gặp các store khác họ làm data như thế nào > đôi khi đấy là nguồn để crawl =)). Sau mình nghĩ sản phẩm thì lên theo các dạng sau: sản phẩm bán theo mùa, sản phẩm bán quanh năm
+ List ra các dòng sản phẩm: mình lên danh sách khá dài các dòng sản phẩm chẳng hạn như: hat, mug, canvas, blanket, shoes
> Research các niche theo sản phẩm đó xem tính cạnh tranh nó như thế nào?
> Tham khảo tool: công cụ nghiên cứu từ khóa. Đây là công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa dài tốt nhất và tiềm năng nhất. Với những từ khóa dài thì việc SEO lên top
+ Chẳng hạn như: Independence Day US ngày 4/7, thì mình lên idea về các sản phẩm liên quan keyword đó
…army, hat, flag,
…có những sự kiện nào liên quan đến ngày 4/7
…có những nhân vật nào liên quan đến ngày 4/7
– Việc đính hướng store mình bán sp gì? tổng hợp niche ra sao, phân bố data thế nào?
> Đầu tiên mình spy store khác xem họ làm thế nào, cả woo và shopify để 1 phần nào đó có ý tưởng build cho chuẩn data.
> Sử dụng thêm 2 công cụ: để spy ra key nghách, nhận suggest các store liên quan keyword >> từ đó tổng hợp các keyword cần làm, tất nhiên cũng cần xem xét đến tính cạnh tranh: đừng nghĩ 1 sp họ bán tốt mình cũng bán tốt. Quan điểm của mình là: sẽ làm những keyword tính cạnh tranh ít trước, sau khi web có độ trust SEO (keyword, index, traffic,..) thì khi đó mới scale thêm niche và keyword trên store của mình.
> Tham khảo công cụ: majestic, similarweb
1.b: PBN (site vệ tinh)
– PBN (Private Blog Network) – là tên hệ thống website vệ tinh. PBN là những new domain, old domain hoặc auction domain – domain được đấu giá (ai có tiền chơi cái này ngon) nhưng có giá trị cao về chỉ số SEO như DA, CF. Có lịch sử về nội dung và lượng truy cập, nhằm tạo ra những Backlink chất lượng, sạch và phải mạnh để trỏ về Moneysite (Web bạn cần SEO).
– Cách tìm PBN: 1 là mua mới, 2 là mua domain củ: Tên miền đã hết hạn (expired domain) & Tên miền sắp hết hạn (expiring domain), mình hay mua trên namecheap_com hoặc name_com
– Mua tên miền củ có liên quan đến money site của bạn, thì thật tuyệt vời, bạn nên giữ nguyên thị trường ngách. Ngay cả khi không cùng chủ đề liên quan, mình vẫn có thể làm theo lựa chọn này (Mức độ liên quan của nội dung quan trọng hơn mức độ liên quan của tổng thể website).
– Thông thường mọi người sử dụng những tên miền cũ, web 2.0 để xây dựng hệ thống PBN này
– Nên nhớ: auction domain luôn tốt hơn expired domain (cái gì cũng có giá của nó), với mình, mình build từ con số 0 (new domain) với những lí do:
> Khi mua auction domain nên chú ý các chỉ số: trust flow (TF) > 9 và Citation flow (CF)
+ quản lí được nội dung được xây dựng
+ quản lí được backlink trỏ về
+ chậm nhưng mà chắc chắn và an toàn cho SEO
– Cách bảo vệ website an toàn với PBN (Google luôn gắng để loại bỏ tất cả lợi ích cho các monney site được hưởng lợi từ PBN’s)
+ cách 1: sử dụng Wayback Machine (archive.org): trang web hay công cụ sao lưu các bản sao thông thường của trang web, cho phép “quay ngược thời gian” để xem trang web ngày xưa trông như thế nào.
+ cách 2: dùng Majestic hoặc Ahrefs và xem các liên kết. Majestic có tín năng “Topical Trust Flow”, giúp bạn có thể tìm ra chủ đề hoặc thị trường ngách của trang web, dựa trên các liên kết đến trang web.
> Link tham khảo: ahrefs, majestic
> chủ đề không chính xác tuyệt đối vì các công cụ nó sẽ phân loại dựa vào chủ đề của các liên kết hàng đầu trỏ tới.
– VPS cho PBN: nên nhớ, server là yếu tố quyết định đến tính ổn đinh và lâu dài của PBN
> 1 số nhà cung cấp: DigitalOcean, Vultr, HostGator, AWS,… mình thì chủ yếu dùng DigitalOcean
– Khi đã chọn xong chủ đề thì build wp blog
– Kinh nghiệm admin list nhiều PBN của mình thì nên sử dụng theme premium để setup cho site PBN. 1 số nhà cung cấp như: Themeforest, StudioPress, MyThemeShop,…
– Cần đăng bài đầy đủ lên PBN, vì các liên kết dẫn đến money site của mình cũng đặt trên trang chủ để tận dụng tối đa sức mạnh của PBN
– Nên setup mổi PBN mổi giao diện khác nhau, tránh việc trùng lặp theme, cài đặt các plugin hỗ trợ cho SEO.
+ Sử dụng công cụ như Majestic để tìm kiếm các trang hàng đầu của mỗi tên miền PBN
+ tạo lại (phục hồi) các trang hoặc dùng plugin Simple 301 Redirects để chuyển hướng page một cách thủ công đến một trang có chủ đề tương tự.
+ sử dụng plugin Custom Permalinks: để thay đổi định dạng url cho chuẩn Seo
vd: cuongphonghoi.com/seo-pod > cuongphonghoi.com/seo-pod.html
– Build content cho site vệ tinh:
+ Quá trình tạo content cho PBN gọi là: PBN Padding, content độ unique càng cao càng tốt, tạo tính tự nhiên cho nội dung. Vì bản chấy xây dựng PBN là
* kiếm khách hàng
* tạo ra để xây dựng backlink cho PBN.
+ Mọi người hiểu 1 điều: nội dung càng chất lượng thì độ uy tín của website càng tăng, tính author của PBN của user build content là lí do để viết nội dung trên website của mình.
+ Tránh 1 số nội dung liên quan: bank, credit card, money, heathy, bet,… nếu nội dung không chứng thực. Hãy viết nội dung liên quan đến chủ đề nhất có thể, nội dung liên quan đến keyword mà mình sẽ đi backlink sau này.
+ Google đánh giá cao các thông tin: địa chỉ và thông tin liên hệ thực, tác giả là thực, thì mức độ uy tín của trang web bạn sẽ tăng dần trong google bot.
+ Nên tạo ra blog trải nghiệp cá nhân đễ dễ dàng đi backlink sau này, vì như thế mình đã hiểu nội dung của PBN ngụ ý nói gì.
+ Một bài viết có độ dài khoảng 600 – 800 từ, nên có cả video (nếu có) và hình ảnh để mô tả cho nội dung.
+ Khi PBN chưa có độ uy tín đối với google (chưa có traffic thực: có các thực tế (white hat seo) và thực ảo (black hat seo)) thì chưa nên đi backlink cho money site, mà việc set backlink chỉ diễn ra sau khi google đánh giá tốt PBN của bạn.
– Cấu trúc của PBN bao gồm:
+ Cấu trúc thông tin:
> thông tin liên hệ, về giới thiệu blog, quy tắc,…
+ Cấu trúc nội dung:
> Logo, slidebar, footer, contextual,…
> là các danh mục về thông tin bạn có ý định diễn đạt nội dung, với store thì set: family, holiday, animal <> kiểu định dạng tương tự về nội dung
– Ví dụ sự liên kết của 1 or nhiều PBN đến money site:
* mình có 3 pbn về chủ đề family dạng như: (list ra các keyword liên quan để build cho pbn)
pbn_1: blog về cá nhân, gia đình
pbn_2: trải nghiệm về cuộc sống
pbn_3: thủ thuật sử dụng đồ dùng gia đình
=> khi này bản thân mình đã build money site là family rồi nhé.
– Khi xác định trang liên kết đến money site thì cần Anchor Text để sử dụng (Anchor Text là văn bản được sử dụng khi liên kết đến một page hoặc site.
– Anchor text: là một đoạn nội dung có thể nhìn thấy được mà khi click vào sliên kết (hyperlink) sẽ chuyển hướng đến một trang web/URL mới, hyperlink ở đây gọi là: link label, link text, hoặc link title.
– Tại sao Anchor Text quan trọng? > vì Anchor Text một trong những cách dễ dàng nhất để Google hiểu được sự liên quan của website
– 1 số Anchor text:
+ Anchor Text thương hiệu
+ Anchor Text chung
+ Anchor Text link
+ Anchor Text hình ảnh
+ Anchor Text liên quan
> Xây dựng liên kết hướng tới người dùng (có giá trị đối với người dùng trong con mắt của google), chẳng hạn như bạn viết 1 bài viết hữu ích về nội dung, có tác dụng đối với họ, thì những backlink trên đó rất có giá trị.
. Hosting: tránh việc build quá nhiều pbn trên 1 IP
. Theme của web: tránh sử dụng các trang web tất cả sử dụng một thiết kế tương tự
. Quyền sở hữu: tất cả các chủ trang web đều giống nhau, rõ ràng là các blog được kết nối > check qua whois
2. SEO hệ thống web chính (moneysite), web phụ (PBN)
– Lưu ý là: với các moneysite thì nên độc lập trên từng IP khác nhau, còn đối với PBN thì nên hạn chế sl PBN / IP (và trên cùng 1 IP thì không nên đi baclink từ 2 PBN đến 1 money site.)
– SEO: Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm: quá trình cải thiện trang web của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm.
– Kiến thức về SEO cả cơ bản và nâng cao thì chuẩn nhất là của google nhé
– Seo top Google là 1 quá trình cộng hưởng của nhiều yếu tố: onsite, onpage, content, signal, traffic, user tương tác, backlink, linkjuice,…
– Làm thế nào để trang web hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Google?
+ Google sử dụng trình thu thập dữ liệu web để liên tục kiểm tra và tìm các trang web để thêm vào chỉ mục của GSC.
– Nội dung web: (là linh hồn của website)
. Mô tả chính xác nội dung của trang: nội dung của money site cũng như PBN phải là nội dung mô tả ý định của mình làm
VD: bạn làm về niche family thì nội dung cần mô tả là những gì liên quan đến family, khi đó google sẽ phân tích và lập chỉ mục cho page, danh mục đó.
– Có thể tự viết content hoặc buy các tool hỗ trợ build content, mình thì chủ yếu dùng tool (trước mình phối hợp cả tay và tool). Tất nhiên trước khi tạo 1 nội dung bất kỳ, thì cần có list keyword để điều hướng nội dung mới viết được.
– Lưu ý: khi web chưa trust SEO đối với google (tính index, traffic,…) thì chưa nên đi backlink của money site đối với pbn
> Link tham khảo: spinrewriter và grammarly
. Tiêu đề riêng biệt cho từng trang: mình đã test OK và làm cũng thấy tốt là hãy xào nấu (redesign) lại design của người khác nếu mình ít idea hoặc không có idea.
– Cấu trúc web:
+ Cấu trúc theo giao diện
* Danh mục phụ phải liên quan danh mục chính
* Danh mục chính không nên quá nhiều trên thanh menu, danh mục nào là danh mục chính, nếu cần thiết có thể tìm cách show ra tự do để khách hàng dể thấy và tương tác
* Url: domain.com/product/t-shirt > là ok rồi, không nên phân nhiều cấp quá
* Header: liệt kê những trang cần SEO (tốt nhất là sử dụng anchor text từ khoá)
* Footer: chứa những thông tin về store (contact, about, shipping, refund,…, social)
* Breadcrumb: xuất hiện ở category, product page, product cataloge
* Click Depth: Click Depth là số click người dùng cần click để đến được page nào đó, tiêu chuẩn Click Depth chỉ nên dưới 6, nhiều quá gây rối mất tính tự nhiên của website
+ Cấu trúc internal link: là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 website
> Link tham khảo:
> Cấu trúc Silo là một trong những kỹ thuật SEO Onpage tối ưu nhất hiện tại (theo quan điểm của mình)
* Silo là quá trình tổ chức, cấu tạo, thiết lập các thông tin liên quan lại với nhau trên website, thường được mô tả dưới dạng 1 bản đồ
* 1 web có cấu trúc tốt cho phép khách truy cập di chuyển dễ dàng trên trang web đó
* Uư điểm là tối ưu cho Search Engine
* Cấu trúc Silo được liên kết với các bài post thuộc cùng danh mục, link juice sẽ theo đó phân phối tới toàn bộ website. Cũng là cách để có thể áp dụng khi xây dựng backlink.
* Một số điểm lưu ý khi build IL:
! Content post chuẩn SEO
! Follow checklist onpage
! Build cấu trúc Silo
! Robot
! Sitemap
* Tác dụng của việc đi internal link tốt là:
! Chuyển sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
! Điều hướng user vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao. (Usability)
! Điều hướng user hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động. (call-to-action) (tối ưu hóa chuyển đổi: Conversion Optimization)
+ Cấu trúc External link: được chia thành Inbound Link và Outbound Link.
* Lưu ý là: bản thân mình chỉ kiểm soát tình trạng baclink external khi chính mình sở hữu > đó là lí do mình build hệ thống PBN
* Đến đây sử dụng Ahrefs để check độ uy tín của external site.
> Tool tham khảo: ahrefs
* Mặt khác dùng google webmaster tools để phân tích và tìm các link trỏ về.
– Link Building: Backlink là yếu tố trọng yếu quyết định sự thành công của SEO, vậy làm sao để xây dựng hệ thống backlink hiệu quả?
+ Backlink là liên kết trả về và là một đường dẫn từ website khác (website vệ tinh) đến website muốn SEO.
+ Ngoài những Internal Link trên nội bộ website thì các Backlink chính là yếu tố quyết định sự thành công của một chiến dịch SEO.
+ Backlink nằm trên các website vệ tinh khác nhau sẽ góp phần làm tăng thứ hạng của website mà chúng ta cần SEO, càng có nhiều Backlink thì điểm chất lượng sẽ được đổ về cho các từ khóa nhất định cũng như toàn bộ website, giúp cho thứ hạng từ khóa và website sẽ được tăng nhanh chóng trên các bảng kết quả tìm kiếm.
+ Xây dựng Internal Link: internal link là một hệ thống link liên kết trên cùng một website, internal link sẽ được đặt trên các Anchor Text, trong các bài viết chuẩn SEO trên website.
+ Khi hoàn thiện hệ thống internal link, tiếp theo cần làm chính là tiến hành xây dựng hệ thống Backlink, là giai đoạn quan trọng nhất để có thể SEO thành các từ khóa cũng như website.
– Trong quá trình SEO mình không sử dụng tool nhằm kéo traffic, backlink,… cụ thể hơn là mình không làm black hat seo.
3. Ideas:
– Trước có xem qua idea trên 1 số tool của a/e ads fb hay spy thì mình thấy đa số là những keyword củ hoặc chậm time so với trend.
– Với mình thì spy trên google seach là idea tốt nhất.
– Có 2 style cho idea (theo quan điểm mình)
+ Idea trend
* Sủ dung 1 số search engine để spy ra key, chẳng hạn như: google search, hot page trên: pinterest, reddit, twiter,.. (a/e code tool check thì ngon nhiều ^^)
* Sủ dung google trend và change local để spy (rất hợp với a/e seo + google shopping), còn fb ads mình không chạy nên ko rõ =))
+ Idea niche
* Cần tạo tệp là 1 big data keyword or nếu đánh niche thì phải có list các niche
* Sưu tập các vector, …
* Wikipedia là 1 kho dữ liệu phục vụ rất tốt cho mọi người, hãy list ra các sự kiện, nhân vật,… sắp diễn ra: tên, ngày,….
* Kết hợp redesign cũng như design new idea từ tệp dữ liệu spy ra ở trên
4. Cổng thanh toán (Payment gateway): stripe, paypal, woopayment và Unlimint
– Stripe: mình reg lúc được lúc không, toàn đi mua của những user được giới thiệu
+ Nuôi dần theo số $ load về, như khoảng 1th đầu mình load về dưới 500 (tắt cổng chỉ để chạy cổng khác ), qua tháng thứ 2 thì tăng dần. Tất nhiên có acc live có acc die, chơi số lượng nên chấp nhận. Hiện vẫn còn cơ số acc sống khỏe, nhưng quan điểm của mình vẫn đổi tay cổng và xoay liên tục (hơi vất vả nhưng tỉ lệ live vẫn cao hơn)
+ Chỉ những acc đã xác minh mới add vào cổng thanh toán, còn acc chưa verify ID thì mình không dùng.
– Paypal: có 2 cách để làm là mình tạo acc chính chủ, 2 là đi mua acc
+ Với acc chính chủ thì tận dụng info của mình và scale ra (chú ý là cùng info với bank), cái này thì @Đồn Vũ share cho mình (thank idol rất nhiều).
+ Ngoài ra mình sử nhiều acc từ a/e làm ebay, acc nhiều transaction + pass 4st xác minh là OK.
– Woopayment:
+ Y/c cài đặt plugin JetPack
+ Chỉ chạy được woocommerce trên 1 domain hoặc clone ra 1 acc chạy nhiều domain (clone source > mình không làm cách này vì tránh rủi ro acc, với lại trước đăng ký dễ mình vẫn còn sl đủ để dùng để mùa sale 2021)
+ Mình payout về Payooner: 1st là 7 days, còn 2st về sau là sau 24h (19 – 19h15 tối hằng ngày là ting ting nhé <> tất nhiên là phải có sale đều)
+ chú ý: thời gian này nên không reg acc này vì tỉ lệ live rất thấp
– Unlimint
+ Mọi người thử trải nghiệm với cổng Unlimint (bạn Hana Unlimint – supporter), biết đâu lại phù hợp.
— Kết luận:
> Khi làm SEO thì bạn cần có chiến lược rõ ràng, SEO là 1 quá trình bao gồm nhiều giai đoạn. Yếu tố: kiên trì và cẩn thận đặt lên hàng đầu để thành công với SEO (POD) chứ không phải là kiến thức, vì kiến thức để chính mổi người reseach ngay trên google có thể tạo cho mình 1 process hoàn chỉnh để đẩy SEO cho các store cũng như hệ thống vệ tinh của mình
> Với mình quan trọng nhất để có sale chính là data, chứ SEO chỉ là yếu tố phụ. 1 data tốt + tối ưu ở mức chuẩn SEO, chưa cần đẩy SEO cũng tạo ra 1 lượng sale từ store rồi. (tin mình đi, làm rồi sẽ rõ)
VD: redesign 1 vài mẫu trên 1 ý tưởng hottrend > bạn đã tạo ra 1 artwork để lên data trên store. sahre 1 vài social chất lượng + hastag là có sale rồi
Đơn cử như VD có 1 keyword hot, bạn có mookup tốt > post lên 1 fanpage: set local, title chuẩn (set cả key chính, phụ, branch, style), + các hastag bao gồm các key là khả năng ra sale là rất cao (mình đang nói new page, chứ page đã có tương tác + follow từ US thì quá ngon).
> Mình không chạy ads nên những kiến thức nhỏ ở trên có vẻ không phù hợp với mọi người ads facebook, ads google. Nhưng nó rất tốt cho mọi người làm amazone seller, dropship, niche site.
> Một lần nữa cảm ơn em Phạm Thanh Hằng, a Trần Thống và 1C, 1 nơi tin cậy để mình fullfill trong quá trình làm seller
Nội dung bài viết là những quan điểm cá nhân của mình, những sai sót mong anh/chị/em bỏ qua.
Build Brand International
BUILD NHỮNG STORE ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ
=================================
Bằng cách học từ những người đi trước
OK, chia sẻ sơ sơ cá nhân vậy thôi. Trở lại vấn đề chính, mong muốn của mình là xây dựng 1 brand ecom gì đó ngon xịn mịn chút, sau đó bán lại!
Chắc anh em cũng từng nghe các Case như Redbubble mua Teepublic $42M, hay 1800 Flowers mua Personalizationmall $252M…
Mình muốn làm được như vậy hoặc ít ít cũng bán được vài Triệu Biden. Và để làm được điều đó, mình phải nghiên cứu tìm tòi xem những Store, những Business đó họ đã làm như thế nào?
Cách họ marketing, xây dựng sản phẩm, road map, chiến lược…vân vân và mây mây
Store build ra mà chỉ chạy Ads FB 100% thì thật cũng khó bán giá cao, chủ yếu các store lớn họ chạy nhiều về SEO, email mkt, referral program.
Có những cái họ có lợi thế sân nhà US, nhưng có những cái mình lại lợi thế hơn họ, như mình chạy FB ads rất giỏi, GGSP cũng ngon xịn….
Nhưng nước ngoài họ focus nhiều vào SEO, organic traffic, quality products & service. Ngoài ra họ còn làm những chiến lược Growth Hack rất hay khác nữa
Vậy làm sao để tìm ra, nghiên cứu mà học đây?
Mình chia sẻ cho bạn 2 Tip:
————————
Tip 1: Google và search các case study trong ngành của bạn, có thể là POD, có thể là Ecommerce với SP khác…
Ví dụ mình muốn bự như TeePublic thì mình search: “Teepublic growth case study” hay “Teepublic growth strategy”….
Có thể sẽ tìm thấy những bài viết về nó, có thể không, nếu không có thì bạn có thể dùng Similar Web tìm các trong lớn lớn khác same same TeePublic và search tương tự, ít nhiều gì cũng sẽ có để học
Ví dụ mình tìm được bài này cũng khá hay: https://www.chiefmarketer.com/teepublic-follows-trends…/
————————-
Tip 2: Sử dụng thư viên Case study, growth ideas…. cho rất rất nhiều các ngành nghề khác tại Starter Story (https://www.starterstory.com/)
Bạn nhìn vào Store này: https://penaltybox.com/ chắc không nghĩ nó doanh thu 400k/mo, mình cũng vậy
Hay như https://featclothing.com/, ban đầu chỉ là featsocks.com bán mỗi vớ thôi, nhưng giờ bán đủ mặt hàng và doanh thu tháng năm 2017 đã là 100k/mo, giờ không biết thế nào, chiến lược của họ lại dựa vào Influencer mà bứt phá.
Mỗi thứ, mỗi nơi mình học 1 ít, rồi xem thử cái nào phù hợp thì triển khai dần, tự mình đi tìm đại dương xanh cho mình! Cái quan trọng vẫn là cái ý tưởng, còn việc thực thi thì lại tìm course hay tài liệu để mà làm dần lên 😃
Giá subscription của starterstory khá rẻ, mình mua cả năm có $136 được đủ thứ luôn, mọi người có thể tham khảo free 3 case study tại đây trước khi mua hoặc không
Vậy đó, đó là cách mà mình học cái mới trong ngành Ecommerce này, hi vọng là anh em cũng sớm tạo ra những store lớn xịn xò rùi chỉ bảo lại kinh nghiệm cho mình.
Mình học thì nhanh chứ làm thì còn chậm lắm :)))
Thấy CPH hồi sinh mình rất vui. Đây như mái nhà trên mạng của mình vậy, mong anh em cũng sẽ cảm thấy như thế 😉
POD Free Traffic YB, ClickB, Affiliate
Chào mọi người, mình là Tấn 8x, đời đầu. Thật ra mình biết CPH từ những ngày đầu mà admin chạy quảng cáo group nữa. Lúc đó T cũng join, cũng tham gia sôi nổi. Dòng đời đưa đẩy, bị mời ra ngoài lúc nào cũng không hay. Có thể là là ít tương tác quá. Được 1 thằng em mời join lại, đọc nhiều post thấy ae chia sẻ nhiệt tình và tận tâm ghê, thôi thì kể lại chuyện của mình và chia sẻ 1 case mà minh đang làm. Đây là những trải nghiệm và kinh nghiệm của bản thân mình trong suốt quá trình làm MMO
Tư duy đi ngược đám đông
Mình bắt đầu vs áo thun từ hội thảo webinar của Danny Nguyễn năm 2015. Lúc đó cũng chạy ads, cũng có sale nhưng lỗ nhiều hơn. Đi cafe thì vài ae bày cách chạy Name, Age rất ngon. Tuy nhiên FB đang cấm, nhiều ae tìm cách lách de chạy.
Về nhà suy nghĩ: ko làm thì uổng quá. Phải có cách chứ, suy nghĩ mãi thì ra hướng: Tại sao ko làm website dẫn Khách hàng mua ? FB đâu có cấm dc website của minh đâu ? Thế là bắt tay vào xây dựng
Mình cũng có 1 bài viết chi tiết trên CPH và cũng chia sẻ nhiều ae cách này. MÌnh đã nhận ra rằng: nhà nhà đổ xô di chạy ads, mình làm web. 1 lối đi riêng, 1 mình 1 chợ. Đi ngược đám đông thì sẽ thành công, nhưng rủi ro cũng nhiều.
2. Ngủ quên trên chiến thắng
Thu nhập từ web khá đều đặn, quá ổn. Hệ thống cứ chạy và tiền thì cứ vào, (nghe như thu nhập thụ động nhỉ), mình thì cũng lơ là, ngủ quên trên chiến thắng, cứ chủ quan, không cập nhật xu thế
Shoptify bắt đầu phát triển, website bán sp cũng phát triển liên tục, SEO cũng thay đổi liên tục. Sale giảm dần, và những biến động trong cv và gia đình cũng làm mình không tập trung vào nó nữa.
Web thì cũng close lại sau. 1 kinh nghiệm đau thương. Mình cũng tạm ngưng MMO
3. Chia sẽ, cho đi và nhận nhiều
Năm 2018, mình bắt đầu quay lại MMO, trên 1 lĩnh vực mới, sử dung youtube để bán sp CLickBank. Cách này cũng không mới, nhiều ae biết.
trong thòi gian này, cơ duyên mình gặp Hiếu, 1 trùm bán áo thun qua email. Nhiều ae trong group này chắc biết đến Hiếu. Trong buổi hội thảo do Hiếu tổ chức, hướng dẫn cách bán ao thun qua email, T cũng đã chia sẽ cách làm website free traffic cho ae. Sau buổi hội thảo đó, cả 2 lập ra group Share All, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực chiến MMO.
Trước sự nhiệt tình của H, T cũng đã viết 1 quyển ebook: ClickBank + Youtube, sự kết hợp hoàn hảo. Đây là quyển ebook hướng dẩn từng bước cơ bản, dành cho newbie làm việc. Chỉ dẩn tận tình. Quyển ebook này hình như dc share rất nhiều và nghe đâu bị bán tiền nữa.
Sau khi ebook public này, T quen dc nhiều ae hơn, dc chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý. Lúc đó mới hiểu câu: Chia sẽ là còn mãi mãi.
4. Hướng đi mới
2019, T lại tam ngưng MMO, bắt dâu 1 dự an mới đầy thách thức và nhiều cơ hội. Tuy nhiên, đời không như là mơ.
Nhân dịp contest này, chia sẽ cùng ae 1 hướng đi mới mà T đang trải nghiệm: kết hợp Esty, Amazon, ClickBank…, tất cả đều free traffic
5. Website tin tức – quảng cáo – bán hàng
Đây là mô hình mà ae cũng thấy. Vào web đọc tin tức, click banner mua hàng, xem thông tin sp bán hàng
Tư duy: mình sẽ clone 1 website tin tức nổi tiếng, cập nhật liên tục các tin. Bên cạnh dó, sẽ treo các banner quảng cáo của ClickBank (bán các sp giảm cân, học online, sport), các sản phẩm của Amazon (T có thời gian làm affiliiteate cho Amz). Ngoài trang chủ, trang đọc bài thì sẽ kèm thêm các sp digital Esty trên đó nữa cho đa dang và phong phú
6. Các bước chuẩn bi và làm
Mua domain và SSL: cái này là bắt buộc. Chi phí khoảng 13$
Hosting thì mình sử dụng Bloger của Google. Do mình lấy tin tức của website khác nên mình sẽ lấy và post tự động. Nên Blogger là sự lựa chọn tối ưu, ngoài ra nó còn giúp google index nhanh hơn
Nội dung tin tức: mình viết tool nhỏ, lấy tự động tin tức, cứ 2h thì cập nhật 1 lần
SEO: mình làm bài bản, tối ưu đơn giản. Bên cạnh đó, đăng ký Google News cho website thì nó sẽ giúp site index nhanh cực kỳ. T cũng đã check, thì khoảng từ 15′ den 2h thì site dc index liền
Traffic: Mình tạo page đơn giản, post tin tức. Bí mật: set lịch cho bài đăng, trung bình cách 1h-2h thì có 1 post. Tăng tương tác vs bài thi se co tương tác, người thật luôn. Trung bình 1 ngày mình có hơn 1k traffic từ page này
Social Entity: Mình tạo 1 loạt tk social, dông bộ với web để nhận diện web
Kết quả: vẫn có sale lai rai từ CB, Amz, Esty.
Đây là mô hình có thể cũ hoặc mới, tuy nhiên newbie thì vẫn có thể làm được. Có điều phải chịu khó, free traffic vốn dĩ là con đường dài
Đến đây thì cũng khá dài. Viết cũng phê. Ae tham khảo thử. Cám ơn ae nhiều.
Link ebook:
- Case Study GGSP
𝐓𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐩𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 – 𝐂.𝐒. 𝐋𝐞𝐰𝐢𝐬
Sau năm 2019 thất bại, với 2 bàn tay trắng và một tương lai mịt mù phía trước, mọi sinh hoạt gia đình chỉ dựa vào quán bánh kem. Covid ập đến, quán bánh đóng cửa cả nhà về quê ngoại “trú ẩn”, Hà Nội phong tỏa giãn cách xã hội – khoảng lặng lui về tìm lại chút bình yên trong cơn bão.
Một mình một xe cùng gói đồ ăn phi xuống Hà Nội sau khi ở nhà 1 tuần, kết hợp cùng 1 người em quen nhau qua online thành lập team bắt đầu nghiên cứu và triển khai google shopping. Hà Nội vắng vẻ quạnh hiu nhưng có 1 góc nhỏ luôn luôn sáng đèn không kể ngày đêm, nơi đó có 2 con người vẫn miệt mài, nỗ lực, cố gắng vượt qua chính mình, cái tuổi 36 trở thành 1 chàng trai 18 đầy ước mơ và hoài bão. Sau hơn 1 tháng xây dựng hệ thống chức năng, reg GMC, reg Ads cũng đã chạy được những chiến dịch đầu tiên. Cuối tháng 4/2020 được shark “Lùi” kết hợp đầu tư mở rộng phát triển team và trái ngọt đến nhanh chóng sau đó, vào thời điểm GGSP cực kỳ khó khăn, thị trường còn rất ít team chạy được. Sang tháng 5/2020 ngày chỉ chạy gần 20 triệu tiền ads doanh thu 10k, paypal chịu không nổi phải đi thuê paypal US, với lời hứa hẹn nhận cả 100k/ngày không sao, PP business công ty Mỹ hơn 20 năm, yên tâm để chạy – cơ hội có thể thay đổi bước ngoặt là đây. Team lúc này gồm 3 anh em, thêm 1 designer và 2 CS online làm việc xuyên ngày đêm.
Rồi tình hình dịch bệnh, rồi bạo loạn ở Mỹ, rồi chất lượng hàng kém từ supply Việt Nam (hàng đi từ TQ), một supply to nhất nhì thời điểm hiện tại. Tỷ lệ dispute cao dần lên đến ngất ngưởng, hàng kém chất lượng, hàng giao chậm, hàng lỗi…, paypal hold có lúc lên đến hơn 300k. Ngày 26/05 – một ngày đen tối đến giữa lúc hy vọng lớn nhất, giữa lúc khúc cua quan trọng nhất, giữa lúc tương lai tươi sáng tưởng chừng nắm được trong bàn tay – Ngày 3 con paypal nhận tiền nhiều nhất bị tuyên án 180 days, riêng con paypal US 172k, và 2 con PPVN liên đới mấy chục. Một tuần không ăn, không ngủ, tóc bạc 1 vệt dài, cái thời điểm pp thẳng tay “clear” hết balance ấy ai mà không sợ. Thằng em vỗ vai anh “Hãy xem như là 1 trãi nghiệm, mọi thứ đã qua hãy gác lại hết, bắt đầu từ mai chúng ta sẽ sang vòng quay mới, tập trung lấy lại nhiều hơn những gì có thể mất”.
“ℙ𝕙𝕒̉𝕚 𝕓𝕚𝕖̂́𝕥 𝕥𝕚̀𝕞 𝕥𝕙𝕒̂́𝕪 𝕓𝕚̀𝕟𝕙 𝕪𝕖̂𝕟 𝕘𝕚𝕦̛̃𝕒 𝕤𝕦̛̣ 𝕙𝕠̂̃𝕟 𝕝𝕠𝕒̣𝕟.” (𝕤𝕥)
Anh em thống nhất gác lại tất cả, xác định trường hợp xấu nhất xảy ra, những tháng sau đó team dần dần hồi phục. Lenful mới ra đời do Cường Milan – người em quen biết từ trước thành lập, trở thành những khách hàng đầu tiên của LENFUL – Fulfillment Community, mọi hàng hóa đều chuyển sang fulfill. Vừa phối hợp cùng PPUS thuê luật sư khởi kiện PP, vừa buil lại hệ thống và tiếp tục guồng quay mới. Hàng hóa chất lượng tốt hơn, ship nhanh hơn, ổn định hơn nên cũng ra nhiều lợi nhuận và paypal ít hold. Tiền lãi bao nhiêu đều trả dần supply trước. Rồi ông trời cũng không tuyệt hết đường, sau 5 tháng PPUS hold thì tiền đã được nhả ra mặc dù còn phải xử lý các thủ tục tiếp theo, nhận về được ¾ tiền trong paypal, giữ lại ¼ xử lý với luật sư Mỹ. 6 tháng sau 2 con PP còn lại cũng về tiền, trang trãi hết nợ nần anh em còn 1 cái tết 2020 đủ ấm. Giờ team gần 20 người nhưng với những gì đã trãi qua, tinh thần “thép đã tôi thế đấy”, không có gì có thể làm gục ngã được các chiến binh.
Hôm qua kỷ niệm 1 năm ngày đen tối, viết đôi lời tâm sự cùng anh em CPH. Qua đây cảm ơn những người anh em trên bến dưới thuyền, những người anh em dù quen online nhưng vẫn quan tâm, dõi theo, hỗ trợ trong thời điểm khó khăn nhất về tinh thần, về vật chất, cảm ơn các admin đã tạo nên một cộng đồng chất lượng, tràn đầy tình yêu thương.
Hưởng ứng tinh thần chia sẻ mình cũng xin góp 1 chủ đề về Google shopping mà mình đã trãi nghiệm, mong có thể giúp đỡ được các newbie định hướng, tối ưu hơn cho mình. Nhiều bài viết về GGSP rồi nên chủ đề hôm nay mình đi vào cách quản lý và phân tích các chức năng hệ thống cần thiết hỗ trợ công việc. Nội dung liên quan nhiều đến kỹ thuật sẽ hơi khô khan, các bạn muốn xây dựng cứ copy nguyên cho coder như 1 bản phân tích. Nội dung cũng là cách làm hiệu quả hiện tại với team mình, nếu có cách làm hay hơn hãy chia sẻ và thảo luận nhé. Cảm ơn !
𝑰. 𝑻𝒂̣𝒐 𝒅𝒂𝒕𝒂, 𝒒𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒅𝒂𝒕𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒉𝒂𝒊 𝒕𝒉𝒂́𝒄
Hiện trạng:
– Do chạy GGSP cần nhiều data hơn không như chạy quảng cáo facebook cần tinh, rất nhiều bạn theo tư duy kiểu cứ lên search xem web nào đang chạy ggsp thì copy hết về chạy, nên thành thử vào tab shopping các trang kết quả giống hệt nhau từ mockup, mô tả, tiêu đề…
– Data quét về không phân mục mà chạy hỗ lốn nhiều thứ, thành thử không biết loại nào với loại nào, sau không thể tối ưu hay phát triển lên được.
– Data quét vô tội vạ nên nhiều cũng như không, data trùng lặp giống y hệt nhau,…
– Với design hàng ngày tạo ra từ idea mới: đánh theo SKU nên không biết được nó thuộc danh mục nào, loại gì…
– Hình ảnh khai thác cũng không quản lý được nên khi cần tìm không ra lại phải từ mockup tìm kiếm lại trên internet.
1. 𝑻𝒂̣𝒐 𝒅𝒂𝒕𝒂
Quy cách đặt SKU, hình ảnh, tên mockup
SKU được đặt theo quy cách: AABByyyymmddxxx
Trong đó:
– AA: 2 ký tự tên designer, chưa có design có thể mặc định 00
– BB: 2 ký tự tên seller hoặc idea lên mẫu.
– yy: năm
– mm: tháng
– dd: ngày
– xxx: số tự động tăng
SKU là ID được tạo áp dụng cho design, file ảnh tải về, mockup crawl về.
* Với file ảnh: đây là file ảnh tải về từ internet hoặc design kích thước bé (đã resize bé design lại) dùng tạo mockup mới.
Quy cách đặt tên: tiêu đề_danh mục_loại sản phẩm_SKU_số tự động tăng. File ảnh tải về cũng phải đặt SKU theo quy cách.
* Với mockup: để tên giống file ảnh như trên (nếu đã có SKU từ ảnh, design) hoặc tự tạo SKU mới và tạo ra tên file như cấu trúc.
𝒂. 𝑪𝒓𝒂𝒘𝒍 𝒅𝒂𝒕𝒂 𝒕𝒖̛̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒘𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆 𝒌𝒉𝒂́𝒄 (𝒄𝒐𝒑𝒚 𝒎𝒐𝒄𝒌𝒖𝒑) về chạy sau khi có sales thì design sau. Phù hợp với giai đoạn đầu tiên khi Tạo data 1 ngách mới. Nên chọn ngách sau đó mới tìm data.
Chức năng hiện tại có thể chạy được tất cả các web là lonspy.com, lenful cung cấp free cho seller sử dụng dịch vụ fulfill, có thể liên hệ Cường Milan.
Xây dựng chức năng hỗ trợ:
B1. Đổi tên file ảnh tải về theo định dạng: tạo SKU cho mockup, file csv tải về bởi lonspy trong đó có tiêu đề và tên file ảnh => đọc thư mục ảnh mockup tải về lấy tên ảnh mapping với file csv lấy tiêu đề). Tên ảnh: tiêu đề_danh mục(ngách)_loại sản phẩm_SKU_số tự động tăng.
B2. Kiểm tra loại bỏ file ảnh trùng, có thể tham khảo: https://www. codeproject. com/Articles/374386/Simple-image-comparison-in-NET – chỉ lọc được các mockup giống hệt nhau (kích thước ảnh có thể khác nhau).
Kiểm tra file ảnh lớn rất dễ tràn bộ nhớ và tốc độ không nhanh nên để giảm thiểu số lượt kiểm tra có thể so sánh và gộp nhóm 20 ký tự đầu tên file giống nhau, chỉ file ảnh có 20 ký tự đầu giống nhau mới đem ra so sánh vì thường đoạn đầu là từ khóa chính.
B3. So sánh với mockup đã có sẵn từ trước giờ theo ngách nhằm loại bỏ tiếp ảnh đã có từ bộ data build trước.
𝒃. 𝑲𝒉𝒂𝒊 𝒕𝒉𝒂́𝒄 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒕𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒔𝒆̉, hoặc hình ảnh từ các sản phẩm khác để in lên sản phẩm mình đang bán.
Chúng ta cần định hình lại chuẩn hóa tiêu đề tối ưu cho ggsp, mình đề nghị nó như này: <từ khóa chính><loại sản phẩm><danh mục><loại sản phẩm><từ khóa phụ 1><từ khóa phụ 2>
Từ khóa chính: Từ khóa chính xác nhất về hình ảnh đem bán.
Loại sản phẩm: bộ từ khóa chưa tên sản phẩm, các tên tương tự… để ghép vào.
Từ khóa phụ 1: một bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm bán, khách hàng có thể tìm kiếm vào sản phẩm của mình.
Từ khóa phụ 2: một bộ từ khóa ít liên quan hơn nhưng khách hàng có thể tìm kiếm vào sản phẩm của mình.
Ví dụ: Bán 1 tranh canvas về con bò
Từ khóa chính: cow
Loại sản phẩm: canvas x pieces, canvas x panel, canvas multi panel, canvas multi pieces…
Danh mục: animal
Từ khóa phụ 1: wall decor, wall decor for bedroom, wall decor for living room,…
Từ khóa phụ 2: canvas gifts for mom, canvas gift for dad, canvas art gift,…
Xây dựng chức năng: Chức năng sẽ tự lấy ngẫu nhiên 1 giá trị trong bộ từ khóa và ghép vào công thức, tránh trùng lặp tiêu đề nhiều ở những sản phẩm cùng ngách. Tạo title xong, tạo SKU và đổi tên file ảnh.
* Để resize, nén ảnh cả thư mục có thể sử dụng phần mềm miễn phí caesium, dùng khi lấy hết thư mục design ra tạo mockup mới (ghép mockup không nên dùng file gốc nặng không cần thiết và có thể bảo vệ desing đối với nhân viên ghép mockup).
𝒄. 𝑩𝒖𝒊𝒍𝒅 𝒍𝒂̣𝒊 𝒎𝒐𝒄𝒌𝒖𝒑 𝒎𝒐̛́𝒊 (𝒄𝒉𝒐 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉 𝒍𝒂̂́𝒚 𝒗𝒆̂̀ 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒆𝒔𝒊𝒈𝒏 đ𝒂̃ 𝒄𝒐́)
Việc tạo lại mockup mới cho design nên làm khi lên site mới để khách hàng nhìn đỡ nhàm chán, chuyển đổi sẽ cao hơn và GMC cũng an toàn hơn (tránh các mẫu lặp lại nhiều trên internet). Vậy với số lượng lớn hình ảnh ghép vào mockup mới làm thế nào cho nhanh ?
Xây dựng chức năng: tạo Action Photoshop (sẵn trong photoshop) để tự động thực hiện việc ghép 1 thư mục hình ảnh vào trong file psd mockup mới tạo. Nó sẽ lấy từng ảnh ra ghép vào mockup rồi lưu vào thư mục chỉ định, chạy xong là chúng ta đã có 1 thư mục mockup mới rồi. Có thể tạo trực tiếp trên psd hoặc viết scirpt cái action này.
2. 𝑸𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒅𝒂𝒕𝒂
– Crawl nguyên 1 site sau đó tạo file import vào site mình (link ảnh từ site gốc) dẫn đến trùng lặp rất nhiều, link ẩn, mẫu không có nhiều giá trị và file import không sử dụng lại được cho những lần sau khi site gốc không còn. Việc này không nên.
– Sử dụng shopify partner để up ảnh mockup lên rồi tạo file import vì shopify partner giữ nguyên đường dẫn file (file không bị đổi tên). Nhưng chắc chắn sẽ gặp trường hợp trùng tên file, lúc này file trùng import lên sau sẽ bị shopify tạo thêm 1 chuỗi phía sau, file import vẫn giữ nguyên link gốc, tất nhiên link gốc là mẫu khác có tên file trùng đưa lên trước đấy (không có thông báo). Cũng có trường hợp đóng mất tài khoản là mất hết.
– Tạo server riêng để lưu ảnh và tạo file. Cái này thì không phải team nào cũng đủ sức làm nhất là các team vừa và nhỏ.
– Team mình dùng google driver lưu trữ cả design, mockup và hình ảnh: 2TB cả năm mới hết hơn 2 triệu, lưu trữ thoải mái. Mockup build mới có thể ghi đè lên hoặc tạo các version cho nó.
Xây dựng chức năng: Sử dụng google driver đòi hỏi phải xây dựng hệ thống quản lý cho nó. Chức năng sẽ đọc thư mục design, mockup, image đồng bộ hết vào database. Thông qua SKU để xem mockup nào có design, có image hay chưa có.
– Từ chức năng sẽ nhận dạng được mockup nào, image nào, design nào thông qua SKU.
– Với dữ liệu crawl về cũng đã có SKU, designer chỉ cần lấy đúng SKU này đặt tên cho file design là hệ thống tự động mapping được.
– Có thể dễ dàng lấy ra các design chưa resize đưa vào thư mục ảnh tạo mockup.
– Tất cả thông tin đã được quản lý hết trên chức năng: tiêu đề, đường dẫn ảnh, danh mục, loại sản phẩm,… có thể chia sẻ với tất cả seller, idea khai thác.
– Có thể tạo ra file import với ngách hoặc với từ khóa search mình có.
𝐈𝐈. 𝐇𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́
𝟏. 𝐐𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝐟𝐮𝐥𝐟𝐢𝐥𝐥
Tất cả các site chạy google shopping: shopbase, woo, shopify được tích hợp vào hệ thống qua API. Các chức năng:
– Get tất cả order từ các site về chung 1 chổ.
– Thông qua SKU check design đã tồn tại hay chưa. Nếu chưa tồn tại ra danh sách để design làm, nếu mới chỉ có image thì đưa đường dẫn để tải (từ google driver) về nhân điểm ảnh lên là xong.
– Design làm xong upload lên driver và thực hiện đồng bộ design, lúc nào danh sách thiếu design sẽ được update, khi không còn design thiếu là xong. Hiển thị hình ảnh mockup và design để fulfill lần nữa kiểm tra lại sai sót nhầm design.
– Xuất định dạng file csv, excel fulfill tương ứng với từng supply.
– Check note đơn hàng có vấn đề cần xử lý, đơn hàng lỗi,…
2. 𝑸𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒂̣𝒏𝒈 đ𝒐̛𝒏 𝒉𝒂̀𝒏𝒈
– Tích hợp 17track API để kiểm tra các trạng thái đơn hàng. Do số lượng request free/tháng ít, các gói hơi đắt nên có thể 5 ngày mới quét lại tracking 1 lần.
– Cảnh báo các đơn hàng đi chậm, 5 ngày không có update.
Phần quản lý còn nhiều tính năng như hàng tháng tính toán để trả thu nhập từng seller, tính thu nhập cho designer, quản lý pp, phần kế toán, báo cáo… có dịp khác mình viết chi tiết hơn. Bài dài quá xin tạm dừng ở đây. Chúc chương trình thành công tốt đẹp.
- Tool Auto CS
VÍT CAMP KHÔNG TOANG TICKET
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TEAM CS VỚI FRESHDESK
–
Xin chào các anh em, mình là Phúc từ team DLS – một thành viên “tầu ngầm” trong Group bấy lâu.
Hôm nay được anh em trong team động viên nên cũng xin phép “nổi lên” viết đôi dòng, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về chủ đề Customer Support cho anh em.
Đầu tiền là Vì sao mình lựa chọn chủ đề này, có một một lý do thôi: ĐỪNG ĐỂ TIỀN RƠI
Anh em ai mà chẳng thích cảm giác Vít Camp. Cả ngày F5 nhìn sale nhảy mà lòng cứ rạo rực, vất vả mất bao công mới có ngày tiền về túi nhiều vậy, ai chẳng thích. Nhưng sau lúc ấy, không tí có anh em đã để TIỀN không TRÔI TUỘT đi mất chỉ vì Dispute, vì cả ngày khách hỏi “Hàng tao đâu” mà không ai trả lời?
Customer Support (CS) lúc ấy chính là tuyến phòng thủ cuối cùng của anh em.
Làm tốt bao nhiêu thì anh em vít camp căng đét bấy nhiêu.
Và bài hôm nay, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp anh em tạo nên một lá chắn CS mạnh mẽ, để anh em vít camp không toang ticket, để tiền sẽ mãi ở túi của anh em mà không rơi đi đâu mất.
Bài viết của mình sẽ có mấy nội dung lớn sau:
1. FreshDesk – Trụ cột vững chắc cho kênh Email.
2. Tự động hoá: làm như thế nào cho hiệu quả.
3. Văn mẫu: biến mọi nhân viên thành CS sau 1h.
4. Đội ngũ, không phải chuyện ngày một ngày hai.
5. Chuẩn bị kĩ rồi vẫn Toang, phải làm thế nào?
Nội dung nhìn có 5 cái gạch đầu dòng nhưng cũng khá dài. Nên xin phép anh em hoàn thiện trước Part 1, gồm 2 phần đầu, tập trung về Tool & Platform.
Part 2 – tập trung về các yếu tố con người, mình sẽ cố gắng viết trong thời gian sớm nhất
Và bây giờ xin được đi vào nội dung chính của Part 1.
—————
[Phần 1] FRESHDESK – TRỤ CỘT VỮNG CHẮC CHO KÊNH EMAIL
Với nhiều anh em newbie bán chưa nhiều, có lẽ chỉ cần dùng Gmail thôi là đủ cho nhu cầu Support khách.
Nhưng nếu đã từng vít camp Nghìn sale/ngày rồi thì sẽ hiểu, khi số lượng email/Ticket khách về nhiều dùng Gmail sẽ loạn ngay.
Bởi lẽ Gmail không được sinh ra để làm Kênh hỗ trợ Khách hàng.
Bởi vậy, nếu xác định đi lâu dài & bán nhiều K sale/ngày, anh em nên đầu tư tử tế phần mềm CSKH, đặc biệt là kênh Email.
(khi lượng request từ KH rất lớn thì khả năng “delay” của kênh Email lại là 1 lợi thế rất mạnh so với các kênh trực tiếp như Chat/Call)
Với phần mềm CSKH nếu anh em có thể tự code được thì chẳng còn gì bằng, vì sẽ hỗ trợ được rất nhiều nghiệp vụ Support sau này.
Còn nếu không, mình tín nhiệm giới thiệu với anh em sử dụng FRESHDESK để làm trụ cột cho kênh Email. Các 3 lý do chính:
– Giá rổ phải chăng (không muốn nói là rẻ so với tính năng + hiệu suất FreshDesk đem lại)
Anh em có thể start với FreshDesk bằng gói FREE, nhưng tại sao mình không ghi là Free mà lại lại Giá rổ phải chăng? Vì với những tính năng về Automation, Report, khả năng tích hợp + các app của FreshDesk thì nó xứng đáng để xuống tiền.
Và như mình nói ở trên thì ngay từ đầu nên xác định đây là đầu tư. Bỏ ra $15/tháng/account so với việc mất chục ngàn, trăm ngàn Profit vì Dispute thì rõ ràng là một quyết đầu tư khôn ngoan.
Còn với quy mô lớn + sử dụng nhiều tính năng cao cấp thì anh em có thể update lên gói Garden hoặc Estate ($35 – $49/tháng/account).
Có nhiều tính năng mình viết ở phần 2 sẽ cần đến các gói trả phí.
– Hệ thống ổn định ở quy mô lớn, hiệu suất cao.
Trộm vía hơn 1 năm sử dụng thì chỉ duy nhất 1 lần team mình gặp sự cố với FreshDesk, mà cũng được giải quyết rất nhanh chóng và không gây ảnh hưởng gì nhiều. Việc ổn định của Freshdesk còn nằm ở chỗ rất ít khi bị sót mail đến hay Email đi bị vào Spam mà khách không nhận được. Còn về hiệu suất thì mời anh em vào G2 – Platform chuyên review các Platfotm & SAAS, so với các tên tuổi khác thì FreshDesk luôn được đánh giá cao nhất về hiệu suất hoạt động. (Ảnh 1) https://www.g2.com/categories/help-desk?utf8=%E2%9C%93… (Bonus thêm anh em cần tìm phần mềm hay nền tảng gì cứ vào G2.Com, cứ mấy ông list top đầu mà dùng, kết quả cực kì đáng tin cậy)
– Giao diện thân thiện + nhiều tính năng hỗ trợ cho Automation, quản trị hoạt động và tổ chức Team
Từ việc phân chia ticket, gắn nhãn ticket, rồi quản lý trạng thái, đo lường chất lượng Support KH… FreshDesk đều làm rất tốt, hỗ trợ nhiều để anh em có thể tự customize theo đúng flow của Team.
Riêng mình thì rất thích phần Dashboard, Report của FreshDesk vì xem rất thuận tiện, lại còn cho phép tự Build Report theo ý mình.
FreshDesk còn có cả tính năng Gamification khi gắn Point thưởng/phạt cho các hành vi tích cực/tiêu cực của các bạn Agent Support. Nhiều lúc nhìn bảng Point Leader Board là mình biết ngay bạn nào đang làm tốt, bạn nào đang có vấn đề cần hỗ trợ và quan tâm thêm.
Đây là tính năng mình đánh giá là rất “người” khi FreshDesk không chỉ chú trọng vào công cụ mà còn chú trọng cả vào việc tạo nên môi trường làm việc vừa làm, vừa chơi, tạo động lực rất nhiều cho các bạn Agent Support. (Ảnh 2)
Giá phải chăng, hiệu suất cao, tính năng thông minh lại còn nhân văn nên không có lý do đến giờ khiến mình quyết định ngừng sử dụng FreshDesk cả.
Mình cũng chưa có điều kiện dùng hết các phần mềm CSKH khác, nên nếu anh em có cái tên nào thú vị thì cũng có thể chia sẻ thêm ở comment nhé.
————[Hết phần 1]————
—————
[Phần 2] TỰ ĐỘNG HÓA – LÀM NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ
Khi trả tiền cho phần mềm, bạn có xác định mình bỏ tiền ra vì thứ gì không?
Với mình thì có 2 thứ:
1. TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA PHẦN MỀM
Bản chất mỗi phần mềm sinh ra đều để giải quyết 1 bài toán rất cụ thể.
Với FreshDesk thì đó là bài toán “Quản trị kênh Support qua Email”.
Do đó khi đánh giá FreshDesk, mình quan sát khá kĩ cách FreshDesk giải quyết vấn đề này như thế nào:
Freshdesk Chia trạng thái các ticket ra sao? Cho phép phân quyền & tổ chức team support thế nào?
Đo lường hiệu quả qua những chỉ số gì? Chi tiết đến đâu?
Với Agent thì thao tác trả lời ticket có thuận tiện không? Trường hợp Agent bỗng dưng biến mất thì ticket ấy sẽ trôi về đâu? blah blah blah rất nhiều thứ.
Vấn đề bạn muốn giải quyết là gì?
Bối cảnh + quy mô ra sao? Bạn có thấy cách phần mềm Giải quyết vấn đề ấy cho bạn phù hợp và hiệu quả không?
Đây là 2 câu hỏi đơn giản sẽ giúp bạn sẽ lựa chọn đúng phần mềm phù hợp nhất. Và với mình thì phần mềm phù hợp nhất là phần mềm đáng trả tiền nhất.
2. KHẢ NĂNG KẾT NỐI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA CỦA PHẦN MỀM
Ngày xưa các cụ nhà mình thì hay thích các phần mềm All-in-one. Nhưng với bối cảnh thay đổi chóng mặt như hiện tại thì All-in-one là dễ kéo nhau chết trùm.
Mình thì rất lâu rồi có xu hướng chọn các phần mềm có khả năng tích hợp + kết nối mạnh mẽ với các phần mềm khác. Lỡ có ông này không ổn, bị cách ly hay như thế nào còn dễ dàng tìm ông khác thay thế, chuyển đổi.
Thằng FreshDesk nó rất tinh tế đoạn này, nên bạn thử “chuyển nhà” từ Email hay Zendesk sang xem phổ biến khác sang FreshDesk xem, nhẹ nhàng và nhanh chóng như bạn lên đời iPhone vậy.
Còn khả năng tự động hóa mình muốn nói ở đây không đơn thuần là tính năng phần mềm. Vì nhiều bạn sẽ hiểu phần mềm sinh ra là để làm tự động 1 tác vụ nào đó rồi còn gì.
Tự động hóa ở đây ý mình muốn nhắc đến khả năng cho phép User, người sử dụng tự “Định nghĩa” ra các tác vụ làm “Tự động”.
Còn gì tuyệt vời hơn khi ngày hôm nay bạn nhận ra: Ơ cái này cái kia cứ lặp đi lặp lại này, và vài phút sau khi setup thì hệ thống đã làm điều đó giúp bạn. Đó mới là khái niệm Tự động hóa mà mình muốn nhắc đến. Và rõ ràng ông nào khả năng tự động hóa càng mạnh thì value đem lại cho bạn sẽ càng lớn, càng đáng để trả tiền.
Quay lại với Freshdesk, do nó có rất nhiều tính năng về tự động hóa nên nếu không xác định đúng hướng ngay từ đầu thì rất có thể khiến anh em setup bị loạn cào cào hoặc mất kiểm soát.
Ở phần này mình sẽ viết về 3 hướng lớn về Tự động hóa hiệu quả mà mình và team cũng đang sử dụng để anh em có thể làm theo và bước những bước đi đầu tiên:
1. Tự động chia Ticket
Trước khi dùng FreshDesk thì team mình thường sẽ có 1 người để “chia” ticket cho các bạn. Việc làm này nghe thì đơn giản nhưng đến lúc lượng ticket lớn lên, rồi nhân sự chia on/off, chuyển từ người này đến người khác rất dễ khiến team loạn cào cào lên vì người thì ít, người thì nhiều, ticket mới cũ chẳng biết ưu tiên cái nào, có ticket thì được reply liên tục, có ticket thì nằm xếp load cả mấy tuần trời, rồi Dispute từ đó mà ra chứ đâu.
Để giải quyết vấn đề này anh em nên setup luồng tự động chia Ticket trên FreshDesk bằng 3 lớp như sau:
– Lớp 1: Chia theo Group
Ở lớp này, ticket sẽ được nhận diện và chia vào các Group Agent khác nhau. Tùy theo đặc thù sản phẩm anh em bán và cách tổ chức mà anh em có thể chia thành các Group khác nhau, miễn là khi hỏi Group này sẽ phụ trách các ticket như thế nào thì đều có thể trả lời ngay được. Các Group cơ bản có thể chia như : Group sản phẩm, Group thanh toán, Group về Giao hàng, Group Về Dispute, Group Các Case khó nhằn, vân vân và mây mây. Trong mỗi Group anh em lại phân công các bạn Agent cụ thể. FreshDesk support 1 Agent có thể nằm ở nhiều Group.
– Lớp 2: Chia theo Agent
Ở lớp này, ticket lại được tiếp tục chia cho Agent một cách tự động. Để chia ticket cho Agent, anh em cần bật tính năng và setup tham số trong phần Admin \ Ominroute \ Assignment Load. Mỗi Agent sẽ được xác định một số lượng ticket chưa Resolved tối đa mà Agent có thể handle, và tùy thuộc vào năng lực của Agent mà anh em chọn số cho phù hợp. Thường team mình sẽ để tầm (30-70)
– Lớp 3: Chia theo Độ ưu tiên
Ở lớp này, để giúp Agent có thể xác định được ticket nào trả lời trước, ticket nào trả lời sau, thì anh em cần define ra 1 list tương ứng:
Những Ticket ntn thì sẽ để mức độ ưu tiên cao nhất?
Những Ticket ntn thì sẽ để mức độ ưu tiên thấp hơn?
Và cứ thể theo mức độ ưu tiên, Agent sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những Ticket quan trọng hơn, từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất cho hệ thống CSKH.
Việc xác định & gắn nhãn thứ tự ưu tiên cho Ticket, anh em có thể Setup thuộc tính Priority trong mục Automation.
Đây là 3 phân lớp chính tạo nên cấu trúc của việc setup flow luồng tự động chia Ticket.
Còn các vấn đề kĩ thuật thì anh em có thể mò mẫm 1 tí trong FreshDesk ra ra hết 😃
2. Tự động nhận diện, phân loại, tiền xử lý vấn đề
Hoàn toàn bằng địa chỉ email nhận, keyword có trong Subject và nội dung email khách gửi đến, anh em có thể xác định được:
– Nhóm vấn đề mà khách yêu cầu (với mức độ chính xác ~ 80-90%)
– Mức độ ưu tiên của vấn đề (khẩn, cao, thấp,…)
– Cần phải làm gì tiếp theo? (Chuyển cho ai trả lời, mặc kệ, gửi trả lời tự động?,…)
Và khi đã có logic trên thì FreshDesk sẽ hỗ trợ anh em rất tốt trong việc thiết lập các Rule trả lời tự động trong Admin \ Automations
Sẽ có 3 loại Trigger (không biết dịch Tiếng Việt là gì, anh em hiểu đơn giản là Nếu (Trigger) thì sẽ làm cái này cái kia…)
– Trigger dựa trên thời điểm Ticket được tạo (Trigger được dùng nhiều nhất)
Với dạng Trigger này là anh em nên setup các Rule nhận diện vấn đề dựa trên địa chỉ email, Keyword trong Subject, nội dung email để tiện cho việc chia Ticket cho các Group mà ở phần 1 mình có nhắc đến.
VD: nếu email được gửi đến hòm mail Dispute —> Gắn nhãn Dispute và chuyển nhóm Dispute nếu email có chứa Keyword cancel/refund,… —> Gắn nhắn Thanh toán và chuyển nhóm Thanh Toán nếu email có chứa Keyword Low Quality, Blur,… —> Gắn nhẵn Product và chuyển nhóm Product
Ngoài vấn đề thì anh em có thể gắn thêm trạng thái ưu tiên tùy thuộc đó là vấn đề nào.
Việc này giúp ích rất nhiều cho các bạn Agent và tăng performance rất cao khi không mất công sức phải sàng lọc bước đầu và bớt phải chuyển giữa việc xử lý các vấn đề khác nhau.
Với các vấn đề mà khả năng nhận diện đúng 99%, anh em có thể setup luôn luồng trả lời ticket tự động. VD: hỏi luôn về ảnh bằng chứng, địa chỉ chính xác, thông tin đơn hàng, blah blah blah
– Trigger dựa trên thời gian
Với dạng Trigger về thời gian, chủ yếu anh em có thể setup các Rule để trả lời tự động, thông báo, xin lỗi các kiểu các kiểu, nhất là đối với các case lâu lâu mà không được Agent nào chăm sóc, hoặc gửi email mà lâu lâu khách không phản hồi.
– Trigger dựa việc cập nhật Ticket
Phần này thì cực kì hữu ích khi phải follow up ticket trong thời gian dài hoặc cần có nhiều người tham gia để hỗ trợ khách hàng. Rule phổ biến nhất team mình hay dùng là dựa vào các trạng thái thông tin của Ticket để chuyển ticket từ Group này -> Group khác
VD:
Case khó -> gắn nhãn và chuyển cho Group siêu nhân xử lý
Mùa sale -> Toàn bộ nhân viên công ty hỗ trợ First Response (trả lời lần đầu tiên), sau đó chuyển về cho Agent “xịn” follow tiếp.
3 nhóm Trigger thôi nhưng set-up hợp lý, linh hoạt, liên tục tối ưu sẽ giúp anh em có 1 hệ thống tự động hóa mượt mà, mạnh mẽ và thích ứng rất nhanh với tình hình của tăng giảm bất thường của Sale.
3. Tự động trả lời
Sau khi nhận diện ticket xong FreshDesk cho phép anh em setup luôn nội dung để trả lời tự động cho khách hàng.
Phần này với kinh nghiệm của Team thì có 3 kịch bản email rất cơ bản để tăng hiệu quả Support:
– Email xin thông tin chi tiết về đơn hàng, hình ảnh, vấn đề gặp phải <— gửi ngay khi nhận được email của khách, dùng rất hiệu quả, rút ngắn được thời gian support cho khách và bớt email qua lại.
– Email xin lỗi vì không kịp trả lời ticket <— gửi nếu vài ngày không ai phản hồi khách. Cái này viết nuột tí là mùa sale có thể hoãn binh được 3-5 ngày mà khách vẫn vui vẻ.
– Email follow khách khi mãi không thấy khách hồi âm <— gửi nếu vài ngày khách không phản hồi lại. Cái này chẳng mất gì mà lại giúp tăng trải nghiệm KH với dịch vụ, sau còn có cớ để “Closed” ticket giúp việc quản trị các Ticket “tồn” hiệu quả hơn.
Trên đây là mấy kinh nghiệm Tự động hóa rất cơ bản nhưng lại hiệu quả mà mình muốn chia sẻ.
Ngoài việc tăng hiệu suất cho team, bớt các việc tay chân đi, thì giá trị tinh thần của việc Tự động hóa này đối với Team CS là rất lớn. Các bạn CS trong team sẽ cảm thấy được làm việc trong một môi trường rất công nghệ & smart, được dành nhiều thời gian hơn để tìm cách tăng hiệu quả hỗ trợ khách hàng, từ đó mới tạo nên tính gắn kết lâu dài và cùng anh em phát triển một đội ngũ chăm sóc KH hùng hậu được.
Part 1 mình xin kết thúc ở đây, rất mong được anh em ủng hộ cũng như chia sẻ thêm các kinh nghiệm về chủ đề Customer Support để học hỏi thêm.
- Lên Camp Bằng Agency
Nằm vùng group đã lâu. Hnay mình mạn phép chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà mình có khi vấp phải hoặc lụm được về vấn đề bảo vệ via, pixel, lên ads ổn định.
Như anh em đã biết tình trạng hiện nay rồi mình k nói lại nữa. Mình nghĩ xu hướng cho thị trường việt nam sẽ là phân phối thông qua agency. 1 số anh em vẫn chạy qua via cá nhân mình rất là nể khả năng xử lý của mọi người. TUy nhiên dù sao thì cũng k ổn định bằng tk agency đc
Vâng nhưng Kể cả thuê agency cũng cần làm sao để có thể lên ads ổn định. Gần đây do nguồn cung rất khan hiếm nên tình trạng bị hack ngược lại BM và via xảy ra dẫn đến xung đột. Via hay bị tình trạng phải xác minh đuôi 956, Bm thì bị đẩy ra trong 7 ngày đầu và bán cho ông khác lên ads. vậy làm gì để tránh tình trạng đó:
Chuẩn bị nguyên liệu: 4 con via Us(đã xmdt, chưa thì về tự xmdt nhé. lấy mấy cái phôi đc chia sẻ nhiều lắm, tầm 24h là về), 4 proxy, 3 BM cổ 2019 ( sơ sơ 1 củ )
Quy trình 1:
1. khi mua về anh em log vào proxy Us (50k/con/tháng nhiều người tự build để bán hoặc làm theo hướng dẫn tạo ipv6 của bác Việt đã post trên group rồi) làm theo video dưới đây (Nguồn Kim Quang) để đổi password và add thêm mail, thay 2fa các bạn vào
2. vào mail trước đây của via xóa toàn bộ mail đi hoặc đổi mật khẩu. vì trong quá trình đổi mail fb gửi lại mail đó hoạt động và hỏi ý kiến để change password
3. Log Bm vào via và bảo người bán out khỏi BM ( đừng quên tạo link back up)
Mục đích của quy trình này là để k bị hack ngược lại via, BM. Nếu bị mất trong khi có page và tk quảng cáo đang chạy sẽ rất phiền phức
Quy trình 2 lên ads:
1. Tạo pixel và xác minh domain trên 1 con via nắm BM cổ rồi share sang con bm còn lại. con bm còn lại để trắng để add thêm tk agency
2. thêm con via thứ 3 vào bm 2 làm editor BM và page để lên ads
3. con via cuối cùng là tạo page (khi bị hạn chế page thì lấy nó kháng, tỷ lệ về rất cao)
4. Nếu ai có điều kiện thì build thêm BM cầm pixel để có cái back up cũng là hợp lý luôn (E thì 3 con luôn)
Mục đích của quy trình này là để tách rời từng phần pixel, page, BM lên ads và via lên ads để không bị chết trùm
Hầu như BM giữ pixel không bị sao và nó là tài sản để đợi tới mùa sale (mình đã để khoảng gần năm nay rồi chưa thấy vấn đề gì )