Viết bài CHUẨN SEO, 1 lần NÓI HẾT – Mr Phúc Huỳnh

Mình cóp nhặt được 1 bài viết chuẩn chỉnh về content SEO muốn chia sẻ với ae.

Viết bài CHUẨN SEO, 1 lần NÓI HẾT

  • CHUẨN: sản xuất nội dung đúng với Search Intent (ý định tìm kiếm) của người dùng
  • SEO: đáp ứng đủ các tiêu chí Technical để nền tảng Google Search dễ dàng đọc hiểu nội dung trang đích một cách nhanh nhất

Viết bài chuẩn SEO là quá trình sản xuất nội dung cho 1 trang đích SEO nhằm đáp ứng ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng. Bên cạnh đó thoả mãn các tiêu chí về kỹ thuật (technical) để Bot của các bộ máy tìm kiếm, điển hình là Google Search dễ dàng đọc hiểu nội dung trang đích một cách nhanh nhất. Từ đó rút ngắn quá trình lên TOP cũng như gia tăng thứ hạng từ khoá cho trang đích SEO.

Để sản xuất 1 nội dung CHUẨN SEO chúng ta cần trải qua quy trình 8 bước:

  1. Xác định từ khoá
  2. Xác định Search Intent
  3. Lựa chọn Concept
  4. Lên khung bài viết (outline)
  5. Viết bài (chuẩn SEO & dễ đọc)
  6. Checklist E.E.A.T
  7. Đăng bài (chuẩn SEO & dễ đọc)
  8. Checklist Quảng bá nội dung

I. Từ khoá là đầu câu chuyện

Từ khoá là đầu câu chuyện, là ngọn nguồn của mọi nội dung chúng ta sản xuất. Một trang đích (URL) sẽ SEO cho 1 danh sách từ khoá (gồm từ khoá chính và danh sách từ khoá phụ). Những từ khoá này được gộp và SEO cho 1 trang đích vì chúng cùng một Search Intent. Bên cạnh đó để làm cho nội dung đó chất lượng hơn, chúng ta cần quan tâm thêm 1 số loại từ khoá sau đây:

  1. Từ khoá đồng nghĩa, bổ nghĩa
  2. Từ khoá vùng miền
  3. Từ khoá ngữ nghĩa (LSI)
  4. Từ khoá trend: Từ khoá + 2023
  5. Từ khoá + Thương hiệu
  6. Từ khoá + Chính hãng | Giá rẻ | Uy tín

Quy trình để chúng ta từ 1 từ khoá chính tìm được tối đa từng loại từ khoá khác như sau:

  1. Sử dụng công cụ Keywords Planner
  2. Sử dụng công cụ Keywordstool.io
  3. Sử dụng công cụ Ahrefs
  4. Sử dụng Google suggest, gợi ý chân trang
  5. Sử dụng công cụ ma trận keywords bằng answerthepublic
  6. Sử dụng công cụ LSI Graph để tìm từ khoá ngữ nghĩa
  7. Đối với trang đích SEO đã có TOP có thể sử dụng công cụ Search Console

Từ khoá chính và danh sách từ khoá phụ cùng Search Intent giúp chúng ta lên TOP và lấy tối đa traffic. Những từ khoá còn lại giúp cho bài viết có chiều sâu, làm cho nội dung bài viết khác biệt so với đối thủ đang onTOP hiện tại

II. Search Intent, chìa khoá VÀNG khiến chúng ta thực sự thấu hiểu người dùng

Chúng ta cần phải hiểu nôm na rằng Google đơn thuần là máy trả lời, mỗi lần người dùng gõ bất cứ truy vấn nào vào thanh Search của công cụ tìm kiếm, nghĩa là người dùng đang đặt một câu hỏi và mong muốn nhận về một câu trả lời đúng với ý định của họ.

Với người làm SEO hãy tự biến mình thành một trong những người trả lời khiến người dùng hài lòng, thoả mãn tuyệt đối được ý định tìm kiếm

4 loại Search Intent phổ biến nhất hiện nay:

  1. Tìm kiếm thông tin
  2. Điều hướng
  3. Giao dịch, mua hàng
  4. Tìm kiếm đánh giá, so sánh, review

Để tìm được ý định tìm kiếm chúng ta cần trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Who: Ai đang tìm cái này? Điều cần đạt được là:

  • Xác định một số thông tin sau: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp
  • Vấn đề của họ, từ đó xác định được giọng văn, lưu ý khi trình bày bài viết
  • Hiểu được giai đoạn tiếp kiếm của người dùng: Người dùng đã biết những gì, chưa biết gì, từ đó chọn được nội dung người đọc MUỐN ĐỌC nhất khi vào bài, tránh lan man.

2. What: Người dùng cụ thể muốn cái gì khi tìm kiếm bằng từ khoá, cụ thể:

  • Họ cần tìm gì nhất: Nội dung quan trọng nhất (bắt buộc phải có) của bài viết là gì? Để khi làn dàn ý thì ưu tiên để ở vị trí người dùng dễ đọc nhất
  • Họ có thể quan tâm thêm những gì nhằm mở rộng nội dùng cho người dùng từ đó biết cách CTA/Educate về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu trong bài viết

3. Why: Tại sao, động lực nào khiến người dùng tìm kiếm bằng từ khoá đó

  • Tìm ra những tính từ sẽ thu hút/kích thích người dùng đọc bài. Lời khuyên ở đây là nên đưa tính từ vào phần quan trọng như: tiêu đề bài viết, tiêu đề SEO, mô tả SEO, sapo, heading,…
  • Nâng cao hơn cần phải suy nghĩ và tìm ra được “mong muốn thầm kín” của người dùng

Mỗi lần bài viết mà không lên được TOP hãy quay về tự trách bản thân đã nghiên cứu Search Intent đúng chưa nhé các em. Làm sao mà có thể hiểu hết được ý định tìm kiếm của người dùng, ngay cả bản thân mình còn không hiểu rõ thứ mình muốn là gì khi mình Search, bản thân mình nhiều khi còn không hiểu nổi bản thân mình cơ mà. Vậy nên cứ vui vẻ mà Stress

Hơn thế nữa: Search Intent của người dùng có thể thay đổi theo thời gian.

III. Concept dòng chảy NHẤT QUÁN & Xuyên suốt

Sau khi đã có trong tay danh sách từ khoá và Search Intent, gần như chúng ta đã biết phải triển khai nội dung như thế nào rồi. Tuy nhiên thứ khiến nội dung độc đáo, thú vị so với đối thủ đang On TOP đó lại là Concept bài viết. Lựa chọn Concept tốt giúp chúng ta dẫn dắt, định hướng và tạo ra một nội dung NHẤT QUÁN

13 Concept phổ biến nhất hiện nay:

  1. TOPlist
  2. Đe doạ, bóc phốt
  3. Đánh giá, review
  4. Xếp hạng
  5. So sánh
  6. Hướng dẫn, cách làm
  7. Hỏi đáp, phỏng vấn
  8. Xu hướng
  9. Chia sẻ
  10. Kinh nghiệm
  11. Bài học thực tế
  12. Khách quan (forum, guestpost, báo chí,…)
  13. Tổng hợp, mix các Concept với nhau

IV. Dàn ý: khung sườn quan trọng khiến dòng chảy trở nên LOGIC

Ở phần công việc này chúng ta cần ghi chi tiết những nội dung chính, phụ, bonus ra, từ đó sắp xếp một cách khoa học, logic giúp người dùng dễ dàng đọc, hiểu, cảm được, thậm chí đẩy được cảm xúc của người đọc lên cao nhất

Để tìm được ra tất cả những nội dung chính, phụ chúng ta search lần lượt từ khoá chính và danh sách từ khoá phụ với quy trình như sau:

  1. Đọc các kết quả tối thiểu trang 1, tối đa 3 trang đầu tiên. Ghi chép lại những ý mà từng đối thủ triển khai sát với ý định tìm kiếm của người dùng
  2. Tổng hợp các ý chính được gợi ý từ Google Suggest đưa ra
  3. Tổng hợp các ý chính được Google đưa ra ở kết quả liên quan ở chân trang
  4. Mở rộng thêm các từ khoá bằng Keyword Planner
  5. Mở rộng thêm các từ khoá bằng Keywordtool.io
  6. Nếu Search Console đã có dữ liệu cho trang đích đó, thì có thể tìm thêm các từ khoá bằng công cụ này
  7. Sử dụng công cụ answerthepublic.com để….
  8. Sử dụng tính năng Keywords Explorer trong Ahrefs để xem từng URL ở trang 1 đang lên TOP với những từ khoá nào
  9. Hỏi thêm phần chuyên môn từ phía Khách hàng
  10. Kiến thức, kinh nghiệm bản thân về ngành nghề đó
  11. Xem tab hình ảnh trong Google Search để xem hình ảnh và title ảnh để tìm thêm Search intent
  12. Đặc biệt tham khảo các nền tảng video: Youtube, TikTok, Facebook Reel,..
  13. Phân tích TOP 10 bằng keywords tiếng Anh và trên Google.com
  14. Ghi chép lại chi tiết các nguồn uy tín mà mình đã tham khảo, đặc biệt là các trang của chính phủ, báo chí, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,… uy tín
  15. 1Thống kê lại tất cả hình ảnh chất lượng và phù hợp để có thể sử dụng khi viết và đăng bài

Từ thông tin đầu vào chúng ta sản xuất dàn ý bài viết theo Checklist sau:

  1. Tiêu đề: Không trùng lặp, chứa từ khoá chính, độ dài từ 65-70 ký tự, bao quát bài viết, nên chứa số, tính từ, ký tự đặc biệt,.. có tính xu hướng
  2. Heading: Heading lớn làm rõ, bổ nghĩa cho heading lớn (H2 làm rõ nghĩa cho H1, H3 làm rõ nghĩa cho H2,..). Viết Heading thú vị, hấp dẫn, chỉ ra lợi ích, tối thiểu 3 heading H2
  3. Nội dung chi tiết: đưa heading quan trọng lên đầu, nội dung các phần liên kết (logic) với nhau. Có nguồn tham khảo từng phần, lên cấu trúc 1 cách khác biệt so với đối thủ
  4. Trình bày: Đặt đúng định dạng Heading H1, H2, H3

V. Viết bài đúng dàn ý và giúp người dùng và Google dễ dàng Scan

Khi viết bài thì chỉ cần đảm bảo văn phong phù hợp với doanh nghiệp và hướng đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.

Khi viết bài thì không cần quan tâm về yếu tố kỹ thuật, chỉ cần viết đúng dàn ý, viết cảm xúc và cần đảm bảo các yếu tố quan trọng sau:

  1. Viết đúng, đủ thông tin theo dàn ý
  2. Viết đúng trọng tâm, cô đọng, xúc tích, tránh lan man
  3. Chèn External link về những nguồn uy tín mà chúng ta đã thống kê ở bước tìm kiếm Search Intent
  4. Phân bổ các thẻ Heading hợp lý, tránh để heading dạng câu hỏi và quá dài

Checklist viết bài chi tiết sẽ gồm các phần, các bước như sau:

1. Căn bản:

  • Tỷ lệ unique 95-100%
  • Không có lỗi chính tả, diễn đạt logic

2. Trình bày:

  • Căn lề 2 bên, cỡ chữ 11, giãn cách dòng 1,5
  • Bôi đậm ý, text cần nhấn mạnh tốt cho người dùng
  • Đặt thẻ Heading trong file doc cho tiêu đề và các heading
  • Viết các câu ngắn: 200-300 từ/câu (1,5-2 dòng)
  • Đoạn ngắn: 2-3 câu (không quá 3 dòng)
  • Khái quát câu đầu đoạn: định hướng nội dung cho cả đoạn
  • Có câu kết luận cho mỗi Heading

3. Mở bài:

  • Dài tối đa 4 dòng
  • Từ khoá chính xuất hiện trong 150 ký từ đầu tiên (1,5 dòng đầu tiên)
  • Trả lời đúng search intent bằng cách thể hiện, tổng hợp nội dung bài hoặc nêu một số lý do nên đọc bài
  • Nội dung mở bài tốt cần trả lời được 3 câu hỏi: viết cho ai? Giúp họ như thế nào? Mang lại lợi ích gì?

4. Thân bài:

  • Chèn từ khoá: Khoảng 300 – 350 từ xuất hiện 1 từ khóa (bao gồm cả từ khóa chính, từ khóa phụ nếu có, từ khóa ngữ nghĩa nếu có…)
  • Cần có câu nối giữa H2 và H3
  • Cần có câu nối giữa Heading và bullet

5. Kết bài:

  • Dài tối đa 4 dòng
  • Bôi đậm từ khoá chính
  • Nội dung cần: Tóm tắt, đánh giá được toàn bộ bài viết
  • Từ khóa chính xuất hiện ở 150 ký tự cuối cùng (1.5 dòng cuối cùng)

6. Hình ảnh:

  • Hình ảnh phù hợp với ngữ cảnh
  • Có caption ảnh
  • “Có link nguồn ảnh (để phục vụ cho việc đăng bài)
  • Cách lấy link hình ảnh: Chọn hình ảnh –> chuột phải –> Copy image address –> paste link xuống dưới phần mô tả hình ảnh”
  • Mỗi Heading 2 có ít nhất 1 ảnh
  • 2 Heading 3 liên tiếp cần có ít nhất 1 ảnh

7. Tính chuyên gia:

  • Sử dụng con số thực tế, trích dẫn từ chuyên gia trong ngành, báo chí (của ngành)….
  • Sử dụng đúng thuật ngữ của ngành
  • Thấu hiểu vấn đề của người dùng => giải đáp cụ thể vấn đề người dùng thắc mắc

VI. Checklist E.E.A.T – đảm bảo tính Chuyên gia, Thẩm Quyền, Độ tin cậy

Trải qua 6 bước trên phần nào nội dung đã đáp ứng đúng Search Intent của người dùng. Tuy nhiên khiến người dùng cảm thấy nội dung này được viết từ chuyên gia, có thẩm quyền sẽ làm cho biết viết tin cậy.

Chúng ta áp dụng checklist cho mỗi bài viết như sau:

  1. Tạo và gắn profile tác giả, cố vấn chuyên môn dưới chân bài viết
  2. Nội dung có mức độ trình bày chi tiết, có số liệu, độc quyền và gắn nguồn rõ ràng
  3. Tiêu đề không phóng đại, gây sốc, phóng đại
  4. Trong nội dung không cam kết những điều không làm được, như cam kết chữa khỏi 100%, …
  5. Không dùng banner điều hướng quá nhiều về dịch vụ sản phẩm
  6. Không dùng internal link đánh lừa người dùng đến trang bán hàng

VII. Checklist đăng bài chuẩn SEO với Google, dễ đọc với người dùng

Checklist đảm bảo yếu tố Technical SEO khi đăng bài:

  1. Từ khoá có trong Title, Description
  2. SAPO cô đọng, khái quát bài viết
  3. Từ khoá trong Heading H1 và nên có mặt ở các Heading H2, H3
  4. Từ khoá chính có trong URL
  5. Từ khoá chính có trong 150 ký tự đầu bài viết
  6. Từ khoá chính có trong 150 ký tự cuối bài viết
  7. Từ khoá Alt – URL Ảnh
  8. Sử dụng định dạng soạn thảo văn bản
  9. Sử dụng External Link (linh hoạt)
  10. Sử dụng Internal Link
  11. Mật độ từ khoá chính dưới 3%
  12. Câu hỏi thường gặp (linh hoạt)
  13. Thêm Thumbnail, Title, Description cho Social như: Facebook, Twitter…
  14. Submit URL trong Search Console
  15. Đánh giá sao bài viết (nếu có)

Checklist đảm bảo yếu tố DỄ ĐỌC khi đăng bài:

  1. Hãy in đậm điều mà bạn muốn khách hàng, người dùng ghi nhớ (chứ không phải chỉ mỗi từ khoá)
  2. Hãy đầu tư 70% thời gian và công sức để viết tiêu đề bài viết và sapo
  3. Hãy sáng tạo các tiêu đề phụ là các Heading H2, H3 trở nên hấp dẫn
  4. Hãy viết các câu ngắn, đoạn ngắn (câu ngắn: khoảng 20-30 từ, đoạn ngắn: tối đa 3 dòng)
  5. Văn phong súc tích: chọn cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu để người dùng dễ dàng nắm bắt thông điệp doanh nghiệp
  6. Thu hút thị giác bằng các Blockquote
  7. Trình bày văn bản chuyên nghiệp: căn lên 2 bên, thống nhất font chữ & cỡ chữ, ưu tiên font chữ không chân
  8. Triển khai nội dung mạch lạc, rõ ràng: bạn nên thiết lập sơ đồ tư duy gồm các ý lớn, ý nhỏ cần triển khai và tiến hành viết. Việc làm này sẽ giúp tránh được các lỗi lặp ý, rườm rà
  9. Đa dạng hoá nội dung: ưu tiên dùng ảnh, video, infographic, định dạng ảnh với độ nét cao, chú thích được in nghiêng và căn giữa. Ảnh cần mang giá trị thông minh, minh hoạ cho nội dung trong bài, chèn phù hợp với ngữ cảnh
  10. Trình bày theo mô hình phân cấp thị giác: có thể kể đến các mô hình nội dung chữ Z, chữ F,… vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà vẫn truyền tải thông tin quan trọng hiệu quả.
  11. Nên đưa thông tin quan trọng lên đầu bài viết để giúp người đọc tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm thông tin
  12. Mô hình hoá thông tin: chuyển text thành mô hình, sơ đồ, biểu bảng

VIII. Checklist Quảng bá nội dung đến người dùng sớm nhất

Nội dung chúng ta đã thực sự xuất sắc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí technical và cả ý định tìm kiếm của người dùng. Để tự nhiên kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” thì Google vẫn có thể tìm ra và cho chúng ta lên TOP, chỉ có điều sẽ hơi lâu. Để rút ngắn quá trình lên TOP hơn nữa chúng ta phân phối, quảng bá để nội dung tiếp cận với nhiều người dùng sớm nhất, cụ thể chúng ta có thể làm các bước sau

  1. Share ngày bài viết trên hệ thống Social Network mà chúng ta đang quản lý
  2. Internal link từ bài có traffic cùng chủ đề và khác chủ đề
  3. Gắn bài viết lên trang chủ, nơi đại diện cho doanh nghiệp và thường có nhiều traffic
  4. Chạy quảng cáo Google Ads, Facebooks Ads,…

P/s: Tham khảo video: Toà nhà trọc trời của BacklinkO

IX. Checklist thống kê, đo lường chất lượng Content

Mọi sự phân tích, dự đoán, chỉn chu và tận tâm của chúng ta có thực sự phù hợp với nền tảng và có thực sự đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng như chúng ta nghĩ hay không. Mọi điều chúng ta muốn mang lại cho người dùng gần như vô nghĩa nếu từ khoá không được lên TOP, không mang lại traffic, xa hơn không mang lại chuyển đổi hoặc tác động tốt đến độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp

Chúng ta cần quan tâm những chỉ số, con số phản ánh chân thực chất lượng nội dung như:

  1. TOP danh sách từ khoá cho mỗi một trang đích, gồm: TOP 3,5,10,30 và 100
  2. Traffic mang lại từ việc lên TOP từ khoá
  3. CTR trung bình cho mỗi trang đích, CTR từng từ khoá trong mỗi trang đích
  4. TimeOnsite đối với mỗi trang đích
  5. Tỷ lệ đọc và cuộn chuột đến cuối bài: 10%, 30%, 50%, 70% và 100%
  6. Biểu đồ nhiệt và video quay lại thao tác của người dùng cho biết người dùng thực sự thích đoạn nội dung nào trong cả 1 bài viết
  7. Tỷ lệ click vào các CTA chuyển đổi từ mỗi bài viết như: gọi điện, điền form, bình luận,…

X. Điều gì tạo nên một nội dung ĐỘC NHẤT

  • Một nội dung độc nhất thông thường là một nội dung được viết trên kinh nghiệm, trải nghiệm, công trình nghiên cứu từ một chuyên gia đúng nghĩa.
  • Chính vì vậy, nội dung độc nhất có 2 hướng: Người chia sẻ, reviewer & Chuyên Gia đây cũng chính là hành trình phát triển bản thân của bất kỳ ai
  • Đặc biệt là với những người hướng nội như tôi, thông thường những người như tôi thường cố chấp đợi đến khi mình thật giỏi, lên tầm chuyên gia mới bắt đầu đi chia sẻ về hành trình thành công của mình
  • Điều này là tốt nhưng đây không phải là con đường duy nhất, trong quá trình chúng ta Biết – Làm – Kết – Tạo chúng ta chọn vai người chia sẻ, người đưa ra góc nhìn, quan điểm, nhận định. Đâu đấy chúng ta sẽ được góp ý để đi đúng hướng và phát triển nhanh hơn là tự làm, tự trải nghiệm, tự làm đau mình.

Tương lai gần nội dung SEO cũng cần đảm bảo 5 yếu tố: Đúng + Cảm xúc + Giải trí + Kể chuyện + Educate trong trang đích

X. Sau cùng, Đạo lý của người sản xuất nội dung đây

  • Hãy là 1 người sản xuất nội dung có Trách nhiệm, tạo một nội dung mà cá nhân người sản xuất muốn đọc đi, đọc lại, viết một bài viết có giá trị mãi theo thời gian.
  • Viết một bài viết mà mình muốn khoe với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Viết ra một bài viết mà mình an tâm để người thân của mình đọc, tiếp thu kiến thức và có thể làm theo những gì chúng ta hướng dẫn trong bài viết đó.
  • Hãy luôn luôn nhớ rằng: Viết bài có Tâm, ắt sẽ nâng tầm bài viết.

Nguồn: Còn Thở Còn SEO – bởi Hà Việt Nam

Không có mô tả ảnh.