Web Services là gì? Tìm hiểu tổng quan về Web Services

[ad_1]

Web Services thường được quan tâm đối với những người thuộc lĩnh vực lập trình. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về Web Services cũng như những công dụng và cách thức hoạt động của nó. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề nan giải này thì hãy cùng Tmarketing xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn cũng như giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Web Services

Web Services là gì?

Web Services được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là dịch vụ Web. Webservices là tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng hoặc giữa các hệ thống.

Web Services

Hiểu đơn giản, Web Services là sự tích hợp giữa hai máy tính, giúp hai máy tính có thể tương tác hiệu quả với nhau qua mạng. Khi đó, web services sẽ cung cấp các chức năng của nó cho máy khách để người dùng đạt được các mục tiêu sử dụng nhất định.

Ví dụ, ứng dụng java có thể tương tác với các ứng dụng Java, .Net và PHP. Vì vậy, web services là một cách độc lập về ngôn ngữ giao tiếp.

Các loại Web Services hiện nay

Vậy cách phân loại Web Services là gì? Hiện nay, có hai loại Web Services chính:

SOAP Web Service

SOAP là viết tắt của Simple Object Access Protocol. Nó là một giao thức dựa trên XML để truy cập các web services.

Web Services

SOAP được khuyến cáo bởi W3C cho giao tiếp giữa hai ứng dụng.

Đó là nền tảng độc lập và ngôn ngữ độc lập. Vì dựa trên XML nên SOAP là một giao thức không phụ thuộc platform cũng như bất kì ngôn ngữ lập trình nào. Chúng ta có thể viết bằng Java, PHP, .NET, … và triển khai trên Window, Linux,…

RESTful Web Service

REST là viết tắt của REpresentational State Transfer, là một loại kiến trúc phần mềm (architectural style), không phải là một protocol.

Web Services

RESTful web service nhanh vì không có đặc tả nghiêm ngặt như SOAP. Nó chiếm ít băng thông và tài nguyên hơn.

Nếu tính theo số dịch vụ mạng sử dụng, REST đã nổi lên trong vài năm qua như là một mô hình thiết kế dịch vụ chiếm ưu thế.

RESTful web service cho phép định dạng dữ liệu khác nhau như Plain Text, HTML, XML và JSON.

Các thành phần của Web Services

Nền tảng web services cơ bản là XML HTTP. Tất cả các web services chuẩn đều hoạt động bằng các thành phần sau:

SOAP (Simple Object Access Protocol):

  • SOAP là một giao thức dựa trên XML đơn giản cho phép các ứng dụng trao đổi thông tin qua HTTP.
  • Sử dụng để gửi thông điệp giữa các ứng dụng với nhau. SOAP đã được thiết kế thông qua qua internet, và nó đơn giản, dễ mở rộng.

UDDI (Universal Description, Discovery and Integration):

  • UDDI là một tiêu chuẩn dựa trên XML để mô tả, xuất bản và tìm kiếm các dịch vụ web.
  • UDDI là một open framework và là nền tảng độc lập. UDDI có thể giao tiếp qua SOAP, CORBA và Giao thức RMI Java.

WSDL (Web Services Description Language) – ngôn ngữ định nghĩa web service.

  • WSDL là một tài liệu xml chứa thông tin về các web services như tên phương thức, tham số phương thức và cách truy cập nó.
  • Một WSDL hợp lệ gồm hai phần: phần giao diện (mô tả giao diện và phương thức kết nối) và phần thi hành mô tả thông tin truy xuất CSDL.
Web Services

Web Services hoạt động như thế nào?

Một ứng dụng Web Service bao gồm 2 thành phần: Client và Server giao tiếp với nhau qua giao thức HTTP.

  • Client gửi yêu cầu qua các lời gọi hàm thông qua HTTP Request đến Server
  • Server gửi các kết quả được thực thi các ở hàm thông qua HTTP Request
Web Services

Cách thức hoạt động có thể mô tả như sau:

– Đầu tiên, Applicantion Client cần truy vấn các mẫu tin UDDI theo 1 thông tin nào đó(chẳng hạn tên loại) để xác định WebService cần tìm.

– Khi đã xác định được WebService cần cho ứng dụng, Client có thế lấy thông tin về địa chỉ của tài liệu WSDL của WebService này dựa trên mẫu tin UDDI.

– Client tạo ra một Proxy cục bộ cho dịch vụ từ xa. Proxy chuyển một phương tiện khởi động phương thức của đối tượng thành một thông báo XML và ngược lại.

– Tạo thông báo SOAP – Client tạo ra những gói tin SOAP/XML và gửi đến địa chỉ URL được xác định trong tệp WSDL để liên lạc với Server.

– SOAP Listener nhận cuộc gọi và diễn dịch

– Dịch vụ Web thực hiện các chức năng của mình và trả kết quả về cho client, thông qua listener và proxy.

Lợi ích khi sử dụng Web Services

Khả năng tương tác

  • Web services cho phép các ứng dụng khác nhau giao tiếp với nhau và chia sẻ dữ liệu, dịch vụ với nhau.
  • Nhiều ứng dụng khác cũng có thể sử dụng các dịch vụ của Web services. Các dịch vụ web được sử dụng sẽ giúp cho, nền tảng ứng dụng và công nghệ trở nên độc lập hơn.
  • Ví dụ, một ứng dụng VB hoặc .NET có thể giao tiếp với các dịch vụ web Java và ngược lại.
Web Services

Truyền thông chi phí thấp

  •  So với các giải pháp độc quyền như EDI/B2B thì giải pháp này ít tốn kém hơn nhiều bởi các dịch vụ web sử dụng SOAP qua giao thức HTTP, vì vậy bạn có thể sử dụng mạng internet hiện có của mình để triển khai các dịch vụ web.
  • Đồng thời các dịch vụ web cũng có thể được triển khai, trên các cơ chế truyền tải đáng tin cậy khác như FTP.

Giao thức chuẩn hóa

  • Phương thức giao tiếp của Web services đều được chuẩn hóa, 4 lớp của web gồm: truyền tải dịch vụ, nhắn tin XML, mô tả dịch vụ, các layer khám phá dịch vụ.
  • Việc chuẩn hóa stack giao thức này mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như có nhiều lựa chọn, giảm chi phí do cạnh tranh và tăng chất lượng.
Web Services

Hiển thị chức năng hiện có trên mạng

  • Một dịch vụ web là một đơn vị mã được quản lý có thể được gọi từ xa bằng cách sử dụng HTTP. Được kích hoạt bằng cách sử dụng các yêu cầu HTTP.
  • Dịch vụ web cho phép bạn hiển thị chức năng của mã hiện có qua mạng, khi được hiển thị trên mạng các ứng dụng khác có thể sử dụng chức năng của chương trình.

Ưu và nhược điểm của Web Services

Ưu điểm của Web Services

  • Web services cung cấp khả năng hoạt động rộng lớn với các ứng dụng phần mềm khác nhau chạy trên những nền tảng khác nhau.
  • Dịch vụ Web khá đơn giản vì chỉ sử dụng URL.
  • Làm việc với những giao thức chuẩn Web như XML, HTTP và TCP/IP.
  • Sự an toàn của máy chủ cơ sở dữ liệu luôn được bảo mật một cách chắc chắn.
  • Web service làm giảm giá thành cho việc tích hợp các hệ thống khác nhau
Web Services

Nhược điểm của Web Services

  • Trong trường hợp sự cố xảy ra, Web Services không có khả năng khôi phục đủ tin cậy nhằm đảm bảo các giao dịch có thể trở về trạng thái ban đầu.
  • Dịch vụ Web phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet.
  • Có quá nhiều chuẩn cho Web services khiến người dùng khó nắm bắt.
  • Hiệu suất tối ưu của Web Services sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi số lượng các ứng dụng cộng tác cùng hoạt động.
  • Phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn và bảo mật.

Sau đây là những nội dung về Web Services cũng như lợi ích mà nó mang lại cho người dùng, hy vọng qua bài viết của Tmarketing sẽ có ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như những những vấn đề của bản thân đang mắc phải. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Tmarketing đơn vị chuyên thiết kế website bán hàng thời trang , thiết kế website bán hàng giá rẻ và cung cấp các giải pháp về website – hosting – VPS các giải pháp về Digital Marketing để giải đáp các thắc mắc nhé !



[ad_2]

Source link

Để lại một bình luận