Rãnh rỗi mình xin chia sẻ các cách thông thường mà mấy đội chạy SEM brand name đang làm. Hi vọng giúp ích đc cho ae.
* Cách 1: Loại vị trí (đất nước) có trụ sở làm việc của dự án
Thông thường trước khi chạy dự án nào đó, anh em thường lên Google gõ Brand Key dự án mà mình định chạy xem dự án này có ai đang chạy không. Và những ai đang chạy dự án đó tại vị trí (đất nước) của mình sẽ hiện quảng cáo lên.
Xác định chạy Global thì hầu như anh em (Newbies) sẽ cho quảng cáo xuất hiện tại hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có vị trí của trụ sở dự án). Do đó, Support dự án chỉ cần lên Google gõ Brand Key xem có ai đang chạy quảng cáo không, nếu thấy có người chạy thì họ sẽ lần theo đường Link quảng cáo là tra ra ngay thanh niên nào và sẵn sàng cho ăn gậy ngay.
– Biện pháp xử lý: Trước khi lên Camp thì anh em check xem trụ sở dự án nằm ở đâu (có thể dùng Google hoặc https://hypestat.com/hoặchttps://www.trustpilot.com/ ,…). Khi xác định được rồi thì khi anh em lên Camp sẽ loại bỏ vị trí đó ra (Bang, quận hoặc cả đất nước đó luôn) để hạn chế việc các Support kiểm tra Brand Key.
– Tuy nhiên: Các Support hoàn toàn thừa khả năng để họ kiểm tra tại các vị trí (đất nước) khác bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy phương pháp này chỉ có tác dụng khi gặp các Support lười làm việc hoặc là những người ăn chay niệm phật.
* Cách 2: Cài đặt lịch chạy quảng cáo dự án để tránh thời gian làm việc của nhân viên
Nguyên lý của cách này giống với ở cách 1. Tuy nhiên thay vì việc loại bỏ hẳn cả 1 đất nước với hàng chục thậm chí hàng trăm triệu người dùng (đây là thị trường tiềm năng nhất cho dự án) thì chúng ta cài đặt lịch chạy quảng cáo sao cho tránh giờ hành chính (giờ nhân viên nghỉ làm) tại địa phương đặt trụ sở của dự án.
– Biện pháp: Chúng ta lên Google kiểm tra xem thời gian làm việc của địa phương đó tương ứng với khoảng giờ nào của nước ta. Sau đó chúng ta có thể lên cùng lúc nhiều Camp, trong đó có một Camp chạy tại đất nước đặt trụ sở và đặt lịch chạy cho Camp này để tránh thời gian làm việc của nhân viên.
– Tuy nhiên: Các Support vẫn có thể kiểm tra và bắt key bằng các công cụ, phần mềm để truy xem khách hàng này có đến từ một quảng cáo có sử dụng Brand Key hay không. Hoặc gặp phải đội ngũ support chuyên ăn mặn => Về nhà ngồi Toilet mà vẫn cầm điện thoại check Brand Key thì thôi em xin hàng.
* Cách 3: Chạy từ khóa “Đối thủ”
Cách này là như thế nào? Anh em biết rằng trong 1 lĩnh vực sẽ có nhiều dự án với những sản phẩm có tính năng, đặc điểm giống nhau. Ví dụ như giày đá bóng sẽ có hãng Nike và Adidas,… họ chính là các đối thủ của nhau, họ có những sản phẩm với các tính năng giống nhau. Vậy chúng ta hãy sử dụng Brand Key của đối thủ để tránh việc bị bắt key
– Biện pháp: Chúng ta sử dụng https://www.similarweb.com/để tìm ra đối thủ của dự án mà mình định chạy (Hình minh họa). Ví dụ anh em định chạy dự án Nike => Sau khi dùng similarweb.com thì xác định được đối thủ của Nike là Adidas => Khi lên Camp dự án Nike anh em đưa vào từ khóa tìm kiếm là Adidas. Tại sao lại như vậy? Vì chúng ta đánh vào tâm lý khách hàng, khi họ muốn tìm Adidas nhưng khi bấm vào link thì lại dẫn đến Nike => với bản tính tò mò của con người thì họ sẽ thấy rằng Nike cũng có những sản phẩm với tính năng tương tự những gì họ muốn ở Adidas => Họ vẫn sẽ tìm sang trang web của Adidas, nhưng khi này trong đầu họ xuất hiện 2 sự lựa chọn và biết đâu họ lại chọn mua Nike => anh em vẫn được hoa hồng.
– Tuy nhiên: Mức độ hiệu quả chắc chắn không bằng chạy Brand Key.
* Cách 4: Tạo landing page
Anh em nào đã tìm hiểu thì cũng biết về landing page. Nó như là điểm trung chuyển khách hàng. Đến điểm trung chuyển này rồi khách hàng sẽ tìm hiểu các thông tin của dự án và bấm vào link AFF để tới bến cuối cùng. Tuy nhiên nếu chúng ta chạy Brand Key thì vẫn bị bắt như thường. Vậy nên anh em sử dụng landing page như nào để tránh việc bắt key?
– Biện pháp: Trên landing page ta chia ra các mục thông tin của các dự án khác nhau và là đối thủ của nhau và gắn link AFF dưới mỗi thông tin tương ứng (Đều đăng kí aff với các dự án đó). Sau đó khi lên Camp thì chúng ta không dùng Brand Key mà dùng các từ khóa mở rộng. Ví dụ “Giày thể thao chất lượng”, “Giày thể thao chính hãng”,… => khi khách hàng bấm vào link và dẫn tới landing page thì họ sẽ có nhiều sự lựa chọn và biết đâu họ sẽ tìm được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.
– Tuy nhiên: Cần đầu tư công sức tạo landing page và mức độ hiệu quả có lẽ sẽ không bằng chạy Brand Key.