B2B là gì? Tổng quan Mô hình B2B tại Việt Nam

[ad_1]

“B2B” hiện nay đã không còn xa lạ đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nó thể hiện mô hình thương mại điện tử và các giao dịch buôn bán. Vậy tại sao lại gọi nó là B2B? Nó có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh? Qua bài viết này Tmarketing sẽ giúp bạn giải nghĩa B2B là gì và những kiến thức tổng quan về ngành B2B ở Việt Nam

B2B
B2B

B2B là gì?

B2B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “business to business”, có nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp, là hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Bao gồm thương mại điện tử hay một số giao dịch diễn ra trong thực tế  từ việc tư vấn, báo giá cho đến lập hợp đồng, mua bán sản phẩm

Mô hình B2B đang ngày càng phát triển hơn khi được các doanh nghiệp chọn sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp cao hơn so với website hướng đến người tiêu dùng

B2B
B2B

Vai trò của B2B trong kinh doanh

Khác hẳn với những mô hình kinh doanh khác, B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Việc đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem lại nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp hơn. Bởi mỗi doanh nghiệp đều là một mắt xích nhỏ trong cả hệ thống nền kinh tế. Hợp tác với doanh nghiệp này sẽ tạo cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ. Nhất là khi bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Không những vậy, việc giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn. Vì vậy mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn. Cho nên khi khách hàng của bạn là những doanh nghiệp, hãy bỏ qua yếu tố cảm xúc, chú trọng vào tính logic, tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Nhất là bộ phận giao dịch trực tiếp

B2B
B2B

Ưu điểm và nhược điểm của B2B

Ưu điểm

  • Tối ưu chi phí hoạt động

Đây là lợi ích rõ ràng và giá trị nhất mà thương mại điện tử B2B mang lại. Doanh nghiệp khi sử dụng thương mại điện tử sẽ có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến văn phòng, nhân viên,… Bởi vì thương mại điện tử hoạt động 24/7, tức là bất kể khi nào doanh nghiệp nào mua tìm hiểu hay mua dịch vụ của doanh nghiệp bạn, họ hoàn toàn có thể chủ động mua sản phẩm của bạn mà không cần phải chờ nhân viên bạn tư vấn

Bạn cũng sẽ giảm thiểu được chi phí cho các nhân viên hoạt động ngoài giờ, tiền điện nước, internet cho nhân viên để tư vấn bán hàng. Một ví dụ điển hình về mô hình này là brandcamp.asia thuộc Brands Vietnam. Họ bán các sách, khoá học marketing online mà không cần đến một nhân viên tư vấn bán hàng nào. Chi phí duy nhất có lẽ họ bỏ ra là tiền duy trì website

  • Mở rộng kênh bán hàng

Khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra rằng đây là một kênh bán hàng khác của bạn. Chỉ khác với văn phòng hay cửa hàng vật lí của bạn ở điểm duy nhất là kênh bán hàng này tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Mà chi phí bạn bỏ ra ít hơn nhiều so với chi phí bạn xây dựng một cửa hàng

Một ví dụ về website thương mại điện tử B2B điển hình bạn có thể thấy là trang store.magenest.com. Website này của Magenest cung cấp các extension phục vụ cho các doanh nghiệp trên thế giới kinh doanh thương mại diện tử trên nền tảng Magento. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng các tính năng trên Magento, họ hoàn toàn có thể truy cập vào trang web này tìm và mua phần mềm tiện ích mà họ muốn

Đối với các sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp kinh doanh trên sàn cũng có thể tiếp cận được các khách hàng của sàn. Ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… đang phủ sóng khắp khu vực châu Á và vươn ra thế giới. Kinh doanh trên các sàn này sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau hơn trước. Không chỉ Việt Nam, trong tương lai, khi mà các sàn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… ở các nước hoà lại làm một, thì bạn có thể bán hàng cho các khu vực khác trên thế giới

B2B
B2B
  • Khai thác dữ liệu người dùng

Đây là điểm quan trọng nhất cũng như là lợi thế vượt trội nhất mà thương mại điện tử B2B đem đến. Trong thời đại công nghệ số, tất cả các dữ liệu mua sắm của người dùng đều được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống. Điều này bạn có thể biết được hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng đến từng loại mặt hàng khác nhau như thế nào. Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh thu, hay chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tốt hơn

Tuy nhiên, điểm này sẽ hơi khó thực hiệu trên mô hình sàn thương mại điện tử bởi vì bạn là đơn vị kinh doanh bên ngoài, khó có thể nắm được các dữ liệu này một cách chính xác, chỉ có thể phụ thuộc vào các sàn

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm rất quan trọng đối với khách hàng. Việc khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể đem lại doanh thu tốt. Lí do là bởi vì trải nghiệm tốt của khách hàng không chỉ khiến họ mua hàng của bạn, mà còn có thể giới thiệu cho các người khác. Và đó chính xác là những gì thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp bạn. Khách hàng khi sử dụng thương mại điện tử sẽ được tải nghiệm một quá trình mua sắm liền mạch, từ tìm kiếm đến mua hàng

Cá nhân hoá chính là xu hướng hiện nay. Người dùng ngày càng tiếp nhận nhiều thông tin trên internet hơn và thói quen bỏ qua những thông tin không liên quan đến bản thân đang dần được hình thành

Vậy nên, việc cá nhân hoá, tức đưa các thông tin liên quan đến từng người dùng đang trở thành một xu hướng phổ biến. Khi áp dụng trên thương mại điện tử thì điều này khiến doanh thu nhiều doanh nghiệp tăng mạnh. Ví dụ như khi các khách hàng của bạn là các nhà phân phối sản phẩm của công ty bạn, đặt hàng trực tuyến qua wesbite sản phẩm A, họ sẽ tự động được giới thiệu sản phẩm A1 hoặc sản phẩm A2 liên quan đến sản phẩm mà họ đã mua. Tại đây, các khách hàng nầy hoàn toàn có thể cân nhắc và suy nghĩ để đặt thêm các phẩm giới thiệu

Điều này tương tự với các sàn, nhưng trong môi trường cạnh tranh như vậy, sàn thương mại điện tử có lẽ sẽ không giới thiệu các sản phẩm của bạn mà giới thiệu các sản phẩm của đối thủ

Nhược điểm

  • Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao

Chi phí có lẽ là vấn đề đầu tiên cần nghĩ tới khi xây dựng kênh bán hàng này. Để xây dựng một website thương mại điện tử bán hàng bạn cần một nền tảng thương mại điện tử ổn định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua hàng, cổng thanh toán,… Dĩ nhiên, chi phí cho một nền tảng có sẵn như này phải bỏ ra là rất đắt nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như nền tảng Magento phiên bản trả phí tuy sở hữu nhiều tính năng vượt trội như tính năng B2B lại có chi phí từ 18.000$ đến 40.000$

  • Khó khăn trong việc quyết định mua hàng

Đây có lẽ là vấn đề chung của ngành B2B, bởi vì việc chi tiêu của các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và không thể đưa ra được quyết định luôn. Đặc biệt, khi mua hàng trên trang thương mại điện tử của bạn thì điều này lại càng khó khăn. Rất khó để các doanh nghiệp có thể tin tưởng nội dung trên một trang web trong khi chưa gặp trực tiếp doanh nghiệp đó

Lợi ích mà B2B mang lại cho doanh nghiệp

B2B
B2B

B2B mang lại lợi ích cho người bán và người mua như:

Vì hợp đồng là một phần phổ biến của thương mại B2B nên tính bảo mật được an toàn hơn cho cả người mua và người bán

Trong khi các công ty thường bán hàng qua mặt tiền cửa hàng thì các doanh nghiệp thương mại điện tử B2B laị thường diễn ra trực tuyến. Điều này sẽ tạo điều kiện để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của họ, giúp các công ty khác cân nhắc và dễ dàng đặt hàng số lượng lớn

  • Tiềm năng thị trường rộng lớn

Từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, vật liệu số lượng lớn hay máy móc chuyên dụng, các doanh nghiệp B2B có thể nhắm mục tiêu thị trường rộng lớn gồm các công ty trong các ngành. Đồng thời, họ có khả năng linh hoạt khi chuyên về một lĩnh vực như công nghệ để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này

Các công ty B2B thường bán các mặt hàng của họ với số lượng sỉ để người mua có thể có được một thỏa thuận tốt hơn. Số lượng đơn đặt hàng lớn hơn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn. Song, việc dễ dàng quảng cáo đến các doanh nghiệp khác thông qua website có thể giúp cắt giảm chi phí tiếp thị và tăng tỷ lệ chuyển đổi

4 loại mô hình B2B phổ biến hiện nay

Mô hình B2B thiên về bên bán

Đây là loại hình rất dễ gặp ở Việt Nam. Đó là một công ty sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, người tiêu dùng,… Vì thế nên mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn

Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình này hoạt động khá sôi nổi ở nước ngoài, nhưng lại ít gặp hơn ở Việt Nam do đa số doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác. Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Một số đơn vị còn sở hữu hẳn trang web cho các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ tự động truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm

Mô hình B2B trung gian

Mô hình này đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với những cái tên như Tiki, Lazada, Adayroi, Sendo, Shopee,… Thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử, Mô hình này sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán.

B2B
B2B

Qua đó, hình thức hoạt động sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định của kênh trung gian

Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình này tương tự như B2B trung gian, tuy nhiên lại mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Nó thường hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

– Chợ điện tử (e-markets)
– Chợ trên mạng (e-marketplaces)
– Sàn giao dịch internet (internet exchanges)
– Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
– Cộng đồng thương mại (trading communities)

B2B
B2B

Tuy mô hình B2B ở Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa thật sự có những bước tiến hay đột phá mới mẻ. Do đó, để phát triển theo xu hướng này, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những chiến lược, hướng đi mới mẻ hơn. Đồng thời đổi mới các kênh bán hàng, tiếp thị, đầu tư hơn về thiết kế website thương mại điện tử (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website) thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện các giao dịch B2B một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Hy vọng qua bài viết, Tmarketing có thể giúp bạn hiểu được phần nào về mô hình B2B này và vận dụng nó một cách tốt nhất



[ad_2]

Source link

Để lại một bình luận