Brand Marketing là gì? Khái niệm Vai trò Chức năng Tầm quan trọng

[ad_1]

Trong thị trường marketing hiện đại, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến Brand Marketing. Nó giúp khách hàng mục tiêu biết đến doanh nghiệp và tin dùng các sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn. Vậy Brand Marketing là gì? Và vai trò của Brand Marketing ra sao? Hãy cùng Tmarketing tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Brand marketing là tiếp thị thương hiệu bao gồm các hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo cách làm nổi bật thương hiệu tổng thể của bạn.

Tiếp thị thương hiệu là việc liên kết các màu sắc, nét nổi bật của thương hiệu bạn đến với khách hàng mục tiêu. Về cơ bản, thương hiệu của bạn chính là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng của bạn.

Tiếp thị thương hiệu không chỉ là đặt logo và tên doanh nghiệp của bạn ở nhiều nơi nhất có thể và kỳ vọng tạo ra doanh số. Nhiều khi, tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu bị bỏ qua vì nó tốn nhiều công sức và thời gian của doanh nghiệp.

Ngày nay các bộ phận doanh nghiệp thường quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn hơn. Thay vì nuôi dưỡng các mục tiêu dài hạn tác động đến toàn bộ doanh nghiệp, giống như xây dựng thương hiệu.

Một thương hiệu mạnh ngày nay đòi hỏi một tính cách đồng bộ với khách hàng. Trên tất cả các nền tảng, từ mạng xã hội đến biển quảng cáo, đến bao bì của nó.

Thương hiệu thời hiện đại có thể được định nghĩa là nghệ thuật. Thể hiện bản sắc của một công ty từ họ là ai, họ làm gì, mức chất lượng mà họ cung cấp, đến danh tiếng của họ.

Trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. Các lý thuyết của Philip Kotler vẫn xoay quanh khái niệm sản phẩm là chủ yếu. Trong những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa-quốc-gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong mô hình marketing và quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược cũng nhưng của quản trị doanh nghiệp. bản thân tôi đã bỏ ra khoảng 5 năm (1999-2003) để nghiên cứu về vấn đề này và hoàn chỉnh lý luận brand marketing, được tóm tắc qua 20 luận điểm. Xem như đây là những nền tảng lý thuyết đầu tiên về “Brand Marketing’ tại Việt Nam vậy.

Cần lưu ý rằng brand marketing tái định nghĩa cả sản phẩm chứ không như sự nhầm lẫn giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và branding (xây dựng thương hiệu). Bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm” brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.

Brand Marketing là một trong những khía cạnh mà doanh nghiệp sẽ cần triển khai để đẩy mạnh được doanh thu cũng như quy mô hoạt động.

Được đánh giá là khuynh hướng cho các hoạt động marketing hiện đại. Brand Marketing chính là quá trình bạn xây dựng, tiếp thị các giá trị vô hình như tên, uy tín của thương hiệu, giá thành sản phẩm của thương hiệu,…

Hay, hiểu theo một cách khác, việc làm Brand marketing chính là giúp thương hiệu được in sâu trong tâm trí của khách hàng, tạo dựng được cầu nối cảm xúc giữ doanh nghiệp và khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn khi bạn không ở đó.

Bạn không nên nhầm lẫn khái niệm Brand Marketing và Branding, bởi đây 2 hoạt động khác nhau. Khi brand MKT tập trung vào tái định nghĩa thương hiệu thì branding sẽ tập trung vào hoạt động xây dựng thương hiệu.

Phẫu hình ảnh thương hiệu là gì?

Vai trò của Brand marketing

Giá trị thương hiệu cao sẽ vô cùng có lợi trong việc xây dựng danh tiếng, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp bạn. Vì thế, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ có giá trị cao hơn.

Ví dụ: tại sao khách hàng chọn thuốc giảm đau có thương hiệu, Tylenol. Thay vì các lựa chọn không có thương hiệu sẽ mang lại cho họ nhiều giá trị hơn? Bởi vì thương hiệu nhất quán, dễ nhận biết và đáng tin cậy.

Có tài sản thương hiệu mạnh cho phép doanh nghiệp tính phí nhiều hơn cho sản phẩm. Và tạo ra các tiện ích mở rộng thương hiệu như phát hành sản phẩm mới – Tylenol PM.

Apple là một ví dụ về một công ty có giá trị thương hiệu lâu dài. Nó đã xây dựng một thương hiệu đích thực bằng cách định vị mình là một công ty tiên phong sáng tạo trong ngành công nghệ.

Thương hiệu tập trung vào chất lượng sản phẩm nhưng cũng sử dụng các phương tiện truyền thông khác biệt. Sáng tạo để củng cố việc bán một sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu tổng thể. Khi họ ra mắt máy tính xách tay MacBook Air. Quảng cáo đã thể hiện các tính năng đặc biệt của sản phẩm thông qua lăng kính khác biệt là thương hiệu Apple.

Brand Audit là gì?

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Bước 1: Xác định rõ mục đích thực sự Brand Marketing là gì?

Mỗi một thương hiệu thành công đều có một mục đích quyền lực thực sự đằng sau. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho bạn có thể xác định rõ sứ mệnh của bạn. Và doanh nghiệp của bạn có nền tảng  để tồn tại, phát triển mà ít khi mất phương hướng. Bạn có thể hiểu đơn giản mục đích chính là những gì bạn biết mình sẽ làm để giúp người dùng có thể giải quyết vấn đề của họ.

Bốn câu hỏi mà bạn nên tự hỏi  khi xác định sứ mệnh của thương hiệu mình:

  • Tại sao doanh nghiệp của bạn phải tồn tại?
  • Sự khác biệt của bạn với các doanh nghiệp còn lại trong cùng lĩnh vực là gì?
  • Vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang giải quyết là gì?
  • Tại sao người dùng nên quan tâm đến thương hiệu của bạn?

Chúng ta hãy dựa vào các ý tưởng này để có thể làm nền tảng cho sự thành lập thương hiệu, vạch ra một khẩu hiệu xuyên suốt, thông điệp, giọng điệu, tầm nhìn, giá trị cốt lỗi và giọng điệu cho doanh nghiệp

Càng đi sâu vào 4 câu hỏi trên, bạn sẽ có thể nhìn rõ sự thật cũng như là giá trị lợi thế bạn đang có. Bạn có thể dễ dàng trở nên khác biệt với các doanh nghiệp khác

Ngoài ra bạn cũng có thể sứ mệnh của doanh nghiệp qua hình “vòng tròn vàng” sau:

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

3 phần quan trọng của “vòng tròn vàng” này là:

  • Cái gì? (what?): sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng là gì?
  • Như thế nào? ( How?): doanh nghiệp của bạn sẽ làm thế nào để trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh
  • Tại sao? ( why?): Tại sao bạn lại kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ đó? Tại sao bạn phải tồn tại?

Một thông điệp Tmarketing thấy khá hay cho những bạn đang kinh doanh hoặc những bạn đóng vai trò trong xây dựng các chiến dịch Brand Marketing rất hay:

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực

Lời khuyên của Tmarketing dành cho bạn là đừng bắt chước giống hệt các thương hiệu lớn trong lĩnh vực bạn làm. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc đâu là những điều cốt lõi mang lại thành công cho họ. Đặc biệt là những thất bại của họ trong quá khứ và học hỏi kinh nghiệm.

Mục đích cuối cùng của phân tích đối thủ là bạn cần phải tạo cho thương hiệu của bạn sự khác biệt. Thuyết phục khách hàng tại sao nên mua sản phẩm của bạn mà không phải họ?

Đa số một số doanh nghiệp muốn triển khai chiến dịch Marketing cho Brand dựa trên viêc lật ngược những cái đã có, đã được công nhận hay tin tưởng. Đây có thể là một ý tưởng hay! Bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bước này!

Hãy phân tích các đối thủ chủ yếu trong lĩnh vực của bạn ví dụ như cách họ xây dựng thương hiệu, đặt tên cho thương hiệu. Bước tiếp theo là bạn hãy tạo một cái bảng phân tích các thương hiệu đối thủ sau quá trình phân tích.

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

  • Những đối thủ có phù hợp với các thông điệp hoặc tầm nhìn mà họ đã đặt ra qua các kênh hay không?
  • Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ thương hiệu đối thủ như thế nào?
  • Bạn đọc được những gì về những ý kiến đánh giá trên các trang mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh cả tích cực lẫn tiêu cực?
  • Phân tích cách thức hoạt động thị trường hoạt của họ cả online lẫn offline

Bạn nên thêm vào biểu đồ phân tích số thương hiệu đối thủ từ 2-4 để có cái nhìn sâu sắc và cụ thể nhất

Bước 3: Phân khúc khách hàng bạn hướng đến

Nền tảng của xây dựng thương hiệu chính là quyết định một đối tượng khách hàng cụ thể bạn hướng đến.

Khi xây dựng thương hiệu, hãy xác định chính một cách cụ thể và chính xác nhất khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới. Bạn sẽ dễ dàng tìm ra sứ mệnh và thông điệp của bạn hướng đến những nhu cầu của khách hàng

Chìa khóa quan trọng nhất chính là tình cụ thể. Hãy tìm ra các hành vi và phong cách sống một cách thật chi tiết với đối tượng khách hàng tiềm năng

Ví dụ thay vì xác định khách hàng mục tiêu là tất cả các bà mẹ, bạn nên xác định rõ các bà mẹ ở đây như thế nào, độ tuổi, nghề nghiệp. Ví dụ các bà mẹ đơn thân, trên 30 tuổi, nhân viên văn phòng

Hoặc hay xác định các đối tượng đang cần việc làm, bạn có thể cụ thể hơn là người về hưu muốn kiếm thêm thu nhập, hay các bà mẹ bỉm sữa muốn kiếm thêm thu nhập

Mục đích khi bạn xác định một thị trường ngách, bạn có thể đi sâu vào ngách đó, như vậy giá trị trao đi sẽ cụ thể và có giá trị chuyển đổi hơn cũng như bạn sẽ biết bắt đầu từ đâu. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra được lợi thế cạnh tranh thương hiệu của bạn khi giảm phạm vi mức độ tập trung vào một lượng khách hàng mục tiêu cụ thể.

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Đặc tính nhân khẩu học:

Sự sáng tạo các thương hiệu dựa trên sự hiểu biết sâu sắc đặc điểm người mua. Sau đây là các điều mà bạn cần thu thập để mô tả khách hàng tiềm năng:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Địa điểm
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn

Và nếu có thể hãy thu thập thêm một số các thông tin sau đây:

  • Cảm xúc
  • Mục tiêu
  • Vấn đề đang mắc phải
  • Người ảnh hưởng
  • Những thương hiệu đối thủ

Xác định khách hàng mục tiêu cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn là một bài tập mà bạn cần thực hiện hằng ngày vì nó ảnh hưởng và có lợi cho tất cả các khía cạnh trong việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là sự nỗ lực trở nên đúng hướng hơn.  Mọi chiến dịch quảng bá của bạn sẽ nhắm đúng khách hàng mục tiêu như họ sẽ tiếp nhận và đọc thông tin bài quảng cáo của bạn, click vào quảng cáo của bạn và đọc các email của bạn dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Như một kết quả, việc xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chiến lược xây dựng thương hiệu. Nó là bước đệm đầu tiên vô cùng quan trọng!

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Bước 4: Tạo ra một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu của bạn

Bạn có bao giờ nghĩ về sứ mệnh thương hiệu của doanh nghiệp bạn chưa? Thực chất, đó chính là cách bạn thể hiện một cách rõ nét thế mạnh của doanh nghiệp bạn. Bạn cần trả lời câu hỏi tại sao bạn thức dậy mỗi ngày.

Trước hết bạn cần tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng. Bạn cần xác định rõ giá trị mà doanh nghiệp cung cấp đến thị trường.

Lời tuyên bố sứ mệnh xác định sứ mệnh tồn tại.

Mọi thứ từ logo của bạn đến khẩu hiệu, giọng điệu, thông điệp,…nên hướng về sứ mệnh

Khi xây dựng thương hiệu của bạn, bạn hãy bắt đầu với bước tập trung nhỏ và nhớ tập trung vô ngách bạn đang làm

Bước 5: Phác thảo những lợi ích quan trọng mà thương hiệu bạn mang lại

Sản phẩm, dịch vụ và những lợi ích mà bạn quảng bá nên hướng tới tính độc quyền, nghĩa là chỉ có bạn có có thể cung cấp cho thị trường.

Hãy bắt đầu với một thương hiệu đáng nhớ nhất mà có thể xuất hiện ở hầu hết các trường hợp trong cuộc sống hằng ngày, tập trung vào những lợi ích mà doanh nghiệp bạn mang lại.

Không dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, bạn cũng cần ngày càng cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, làm sao để ngày càng tối ưu chất lượng cuộc sống và cải thiện vấn đề cho khách hàng.

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau đây:

  • Dịch vụ khách hàng ngày càng chân thành và đáng tin cậy hơn
  • Cách tốt hơn để cải thiện năng suất
  • Giảm giá với nhiều lựa chọn về giá cả
  • Tiết kiệm thời gian hơn

Bước 6: Xác định rõ cảm giác bạn muốn mang đến cho khách hàng

Giọng điệu doanh nghiệp bạn muốn truyền tải đến khách hàng dựa trên sứ mệnh công ty. Nói một cách dễ hiểu nó là cách bạn tương tác với khách hàng như thế nào và cách họ phản ứng với doanh nghiệp bạn.

Một vài giọng điệu bạn có thể thường nhận ra:

  • Chuyên nghiệp
  • Thân thiện
  • Quyền lực
  • Cung cấp thông tin

Nếu bạn xác định đúng giọng điệu của doanh nghiệp và hướng doanh nghiệp theo giọng điệu đó, bạn sẽ có khả năng kết nối với khách hàng một cách mạnh mẽ hơn.

Bước 7: Xây dựng một thông điệp và câu chuyện của Brand

Khi xây dựng thương hiệu, hãy cố gắng giới thiệu cô đọng nhất về doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ đến giọng điệu bạn vừa chọn cho doanh nghiệp và đi theo hướng này.

Thông điệp mà bạn muốn truyền tải cần có sự liên kết chặt chẽ với thương hiệu doanh nghiệp và dứt khoát kiên định theo thông điệp ấy

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Câu chuyện thương hiệu đóng một vai trò quan trọng. Nó là một cơ hội để bạn có thể tiếp cận đến một mức độ khách hàng nhất định, tạo nên những liên kết cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng của bạn. Lưu ý, với cách kể chuyện, bạn nên dùng một ngôn ngữ chân thành và dễ hiểu nhất, tránh dùng các thuật ngữ chuyên ngành. Nói chung càng đơn giản càng rõ ràng càng tốt.

Một lưu ý là khi triển khai câu chuyện, bạn đừng đi quá sâu vào tình năng sản phẩm mà hãy đặt ra câu hỏi: tại sao nó quan trọng cho khách hàng của bạn.

Bước 8: Tạo logo và khẩu hiệu

Trong cả quá trình Branding Marketing thì có lẽ thị giác là điểm cần chú ý đầu tiên. Chúng ta thậm chí còn thấy logo hay khẩu hiệu thú vị và đi sâu vào các yếu tố khác và ngược lại. Đây là một bước cần sự sáng tạo và trí tưởng tượng khá cao.

Logo sẽ xuất hiện ở mọi nơi có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Nó sẽ trở thành đặc tính nhận dạng của doanh nghiệp, sự ấn tượng cũng như những triển vọng bạn mang đến cho khách hàng.

Những điều quan trọng bạn cần lưu ý để xây dựng nên một logo thương hiệu thật chất lượng và phong cách.

  • Cách sắp xếp và kích thước của logo
  • Cách lựa chọn tông màu
  • Cách trình bày bản in và phông chữ
  • Cách tạo ra các biểu tượng
  • Phong cách hình ảnh
  • Phụ thuộc vào những yếu tố khi đặt vào website của bạn

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Bước 9: Tạo sự thống nhất giữa Brand và tất cả các khía cạnh doanh nghiệp bạn đang kinh doanh

Thương hiệu của bạn nên được nhìn thấy và phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng của bạn có thể nhìn thấy, đọc và nghe. Thật khó hiểu đúng không?

Nếu một khách hàng đi bộ trong văn phòng hoặc một cửa hàng của bạn, hình ảnh thương hiệu cần được thể hiện không chỉ ở môi trường, trên đồng phục mà nhất thiết cần được thể hiện trong cả cũng cách hay thái độ phục vụ với khách hàng

Bất kỳ những vật hữu hình từ bưu thiếp đến tờ quảng cáo, bao bì và sản phẩm,… đều cần được dán logo

Website của bạn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình Branding Marketing. Khi bạn thiết kế website, cần kết hợp các yếu tố giọng điệu, thông điệp, và đặc điểm cá tính trong mỗi nội dung

Ngoài ra với các trang mạng xã hội như Facebook, Video, Instagram,… cũng là một trong những kênh bạn cần hướng trong việc thống nhất các yếu tố như thông điệp, giọng điệu, logo, sứ mệnh công ty,..

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Bước 10: Xây dựng, phát triển đúng với thương hiệu bạn xây dựng

Nếu như bạn không có ý định thay đổi thương hiệu sau một quá trình dài đo lường kết quả. Bạn hãy kiên định với brand của mình. Hãy nhớ rằng, sự kiên định chính là chìa khóa chính trong quá trình xây dựng thương hiệu

Một khi bạn đã xác lập giọng điệu doanh nghiệp, sứ mệnh doanh nghiệp, bạn nên sử dụng chúng hằng ngày trong các bài viết tại website

Các yếu tố xây dựng chiến lược brand marketing thành công

Khi xây dựng thương hiệu, điều quan trọng của brand marketing là gì? Đó là bạn phải lập một kế hoạch dài hạn. Tất cả các chiến lược tiếp thị thương hiệu nên được hướng dẫn bằng cách thiết lập tầm nhìn công ty, xác định đối tượng mục tiêu, tạo ra sự nhất quán và truyền đạt cảm xúc.

Hiểu rõ tầm nhìn công ty

Trước tiên, công ty của bạn nên quyết định xem họ muốn được biết đến vì điều gì. Sau đó phát triển chiến lược truyền thông điệp qua tất cả các kênh tiếp thị có sẵn.

Ví dụ: công ty của bạn có muốn được biết đến là nhà đổi mới hàng đầu trong ngành của bạn như Apple không? Hoặc có lẽ là nhà cung cấp niềm vui và hạnh phúc như Coca-Cola? Còn về nguồn điện cho các vận động viên như Nike thì sao?

Hay thậm chí là nhà cung cấp tất cả những thứ có giá trị như Walmart? Monster Energy. Ví dụ, đã khởi xướng một chiến dịch tiếp thị thương hiệu liên quan đến việc đưa đồ uống của họ mang nhãn hiệu của các tay đua Công thức Một nổi tiếng như Lewis Hamilton và Valentino Rossi.

Monster muốn được biết đến như một loại thức uống năng lượng sắc sảo và mạo hiểm, cung cấp năng lượng cho những tay đua Công thức 1 không sợ hãi. Người hâm mộ của những nhà vô địch này sẽ xác định thành công của họ với nước tăng lực.

Đối tượng mục tiêu phải phù hợp với chiến lược

Nếu bạn không xác định đúng đối tượng mục tiêu của mình, nỗ lực tiếp thị thương hiệu của bạn có thể không thành công. Một thị trường mục tiêu là nhiều hơn so với sự hiểu biết nhân khẩu học cơ bản.

Nhiều nhà tiếp thị rơi vào bẫy khi nói rằng “Tôi sẽ nhắm mục tiêu đến bất kỳ ai muốn mua sản phẩm của tôi”. Hoặc tôi sẽ nhắm mục tiêu tất cả các bà mẹ ở Anh. Thay vào đó, một thị trường mục tiêu nên được chia nhỏ bởi các nhà tâm lý học. Và giải thích bằng cách tạo ra các tính cách mua.

Ví dụ: giả sử bạn là công ty sản xuất kem hoàn toàn tự nhiên. Thay vì đặt mục tiêu của bạn là “các bà mẹ có con nhỏ”. Thì nên đặt mục tiêu là “các bậc cha mẹ trong độ tuổi từ 28 đến 38 có con ở độ tuổi tiểu học. Tập trung vào việc mua hàng của họ dựa trên doanh số và giảm giá. Nhưng đặt giá trị vào các thành phần của sản phẩm mà họ phục vụ cho con cái của họ. ”

Bạn cũng nên có nhiều cá tính trong một thị trường mục tiêu này. Chẳng hạn như những bà mẹ có thói quen mua sắm khác nhau, hoặc có cảm xúc với thương hiệu. Khi bạn đã thiết lập được đối tượng mục tiêu mạnh mẽ, hãy chuyển sang tạo một thương hiệu nhất quán.

Các bước xây dựng một chiến lược brand marketing

Có thông điệp cụ thể cho doanh nghiệp

Thông điệp được sử dụng trong Brand Marketing chính là những nội dung mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Các thông điệp cần được mang hơi hướng của doanh nghiệp, những ý tưởng xuyên suốt để có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

Và nhiệm vụ chính của những người làm Marketer đấy chính là xây dựng nên nội dung sao cho thu hút và tiếp cận được đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tạo ấn tượng cho khách hàng.

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với ngành hàng/sản phẩm

Đối với chiến dịch tiếp thị thương hiệu thì lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp quyết định đến 70% sự thành công của cả chiến dịch. Kênh truyền thông phù hợp phải đảm bảo được các yếu tố như: được khách hàng quan tâm, số lượng người theo dõi nhiều, đúng với xu hướng.

Và một số kênh truyền thông được đánh giá cao hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng như: báo chí, kênh truyền hình, mạng xã hội…

Brand Marketing là gì?

Tạo sự nhất quán

Nhất quán là yếu tố sống còn để xây dựng lòng tin và lòng trung thành. McDonald’s là một ví dụ về một thương hiệu đã duy trì một số tính nhất quán mạnh mẽ nhất trong vài thập kỷ qua. Khi nhìn thấy Golden Arches khét tiếng. Họ gần như có thể nếm thử món khoai tây chiên, hoặc hình dung ra bên trong nhà hàng.

Một cách để đảm bảo tính nhất quán là xây dựng nhận thức và niềm tin trực tuyến. Vì hầu hết, nếu không phải tất cả các công ty đều sử dụng một số hình thức tiếp thị trực tuyến. Thì việc tạo ra sự nhất quán của thương hiệu trực tuyến có thể là bước đầu tiên và ít tốn kém nhất để phát triển một thương hiệu nhất quán.

Mặc dù tính nhất quán là một khía cạnh quan trọng của tiếp thị thương hiệu, nó có thể là một thách thức để theo dõi và đo lường. Để củng cố tính nhất quán và lòng tin tổng thể của thương hiệu. Hãy sử dụng các liên kết có thương hiệu khi chia sẻ bất kỳ liên kết nào, cả trực tuyến và trực tiếp. Liên kết thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khán giả của họ. Khi bạn sử dụng các liên kết có thương hiệu, bạn đang gắn tên công ty của mình. Vào mọi phần nội dung mà bạn đang chia sẻ, điều này cũng tạo ra sự nhất quán.

Tmarketing hy vọng với những kiến thức trên đã giúp ích được nhiều cho bạn!



[ad_2]

Source link

Để lại một bình luận