Nằm vùng trong nhóm tính ra cũng được 2 tháng, thấy an hem trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm rất nhiệt tình và có giá trị. Bản thân mình đã ngoài tứ tuần nên tính cách nó bẽn lẽn và ngại giao tiếp. Tuy vậy, hôm nay lấy động lực chia sẻ 1 chút thông tin để mọi người có thể tham khảo, ai có duyên có thể bập vào kiếm tiền được từ nó.
Nghĩ về kinh doanh thì theo mình có thể chia thành 2 trường phái. 1 là nghĩ ra kèo kinh doanh ( nghĩ, tìm, nghiên cứu ra sản phẩm hoặc dịch vụ gì đó để bán) 2. Nghĩ ra cách bán… thì mình thuộc trường phái số 1, với mình, cái gì mình không làm được thì mình thuê.
Một trong những kèo kinh doanh mình đã nghiên cứu trong thời gian dịch giã ( 2019-2021) đó là ngách sản phẩm Hàng Hiệu.
Đúng là đi sâu vào thế giới hàng hiệu thì mới vỡ vạc ra những thứ mà bình thường không thể hình dung được. Mình sẽ chẳng thể ngờ được những KOL, Star trong giới showbiz nổi đình nổi đám với những màn “Đập hộp” sản phẩm thương hiệu ( Gucci, LV, Hemes, Rolex…) mỗi mẫu bèo cũng phải đôi chục K USD, chúng nó lấy méo đâu ra tiền mà tháng nào cũng “đập” đều vài phát?
Thế rồi, khi bạn ra đường hoặc vào nhà hàng, hoặc dự 1 sự kiện nào đó, bạn có thể dễ dàng nhận ra những “nhân tố nổi bật” với trang bị từ đầu đến chân ( Mũ, trang sức, Áo, Quần, Giầy …) toàn đồ hiệu, cộng sơ sơ vào cũng tầm 2-300k mẽo?
Hoặc bạn có biết, tất cả các showroom và Authorized Store của các thương hiệu nổi tiếng ở VN, trên kệ thật ra chỉ có vài sp là mua từ hãng, còn lại là….
Điều quan trọng ở đây là tất cả những sản phẩm hàng hiệu trên đều có thể PASS những kiểm tra của các chuyên gia trong ngành thẩm định ( Kinh nghiệm + Máy móc), bản thân các sản phẩm đều có mã code khi quét đều lên trang chủ của hãng, đập hộp đều có đủ full set như vỏ, bọc, thư cám ơn….
MẤU CHỐT Ở ĐÂY LÀ GIÁ CỦA CHÚNG CHỈ BẰNG ¼-1/10 SẢN PHẨM HÃNG !
Vâng, chào mừng các bẹn đến với thế giới hàng REP ! Nhưng REP này không phải là REP Quảng Châu; Long Biên; Móng Cái … nhé.
Rep thì có REP this REP that, bài viết này, xin cung cấp 1 chút kiến thức về Rep:
Thị trường 400 tỷ đô
Theo ước tính mỗi năm Trung Quốc đại lục và HongKong thu về 400 tỷ đô. Số tiền này đến từ việc sản xuất và phân phối hàng nhái các thương hiệu cao cấp. Ở VIỆT NAM khi nói đến hàng nhái người ta nghĩ ngay đến một loại hàng kém chất lượng. Tuy nhiên khi thâm nhập vào các nhà máy sản xuất hàng nhái (replica) mới biết rằng hàng nhái của TQ được làm cầu kỳ như thế nào.
Đầu tiên người ta sẽ chia ra thành các cấp bậc hàng replica. Thông thường sẽ có 5 cấp bậc bao gồm
2A (AA) – tiết kiệm
Đây là cấp độ sản phẩm replica thấp nhất. Vật liệu để làm sản phẩm này thường là nhựa PU (nhựa nhân tạo). Thiết kế của các sản phẩm này dựa thường dựa theo hình ảnh trên website của các thương hiệu gốc. Thậm chí người làm còn tự “sáng tạo” ra sản phẩm bằng cách lấy một vài chi tiết ở thương hiệu này kết hợp với chi tiết của thương hiệu khác.
Giá thành sản phẩm rất rẻ nhưng so với hàng chợ ở VIỆT NAM thì vẫn ổn. Với người không quan tâm lắm đến thương hiệu thì mua các sản phẩm này là hợp túi tiền nhất. Tên gọi thường thấy ở VIỆT NAM là “hàng xuất dư”, “hàng VIỆT NAM xuất khẩu”,….
3A (AAA)
Ở VIỆT NAM thường gọi với cái tên là rep 1:1. Nhưng thực chất tên gọi rep 1:1 không đồng nghĩa với hàng 3A. Phần lớn sản phẩm replica 3A sẽ được copy từ website của thương hiệu gốc và không tự thêm chi tiết nào. Chất liệu làm sản phẩm phẩm thường là da chất lượng thấp (tất nhiên không phải da Vachetta). Lúc mới mua về thoạt nhìn qua sản phẩm sẽ thấy rất đẹp do trình độ tay nghề gia công của người TQ rất tốt. Nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ thấy sản phẩm xuống cấp rất nhanh. Các sản phẩm 3A này rất được ưa chuộng ở Việt Nam do giá thành thấp mà khi mới mua về chụp ảnh khoe FB hay Instagram thì cộng đồng mạng khó có thể thể phát hiện được. Dạo qua các hội nhóm bán hàng sẽ thấy người ta rao báo sản phẩm rep 1:1 chính là các loại sản phẩm này.
4A (AAAA)
Các sản phẩm replica 4A này được nâng cấp chất lượng lên tầm cao hơn hẳn. Chất liệu da là loại da cao cấp hơn rất nhiều so với 3A nhưng tất nhiên chưa phải da Vachetta. Những chi tiết bằng kim loại có thể cùng nguyên liệu nhưng khối lượng nhẹ hơn chút. Người chưa sử dụng sản phẩm gốc bao giờ khó có thể phân biệt được loại sản phẩm 4A này là hàng replica. Hầu như không có sự khác biệt về bề ngoài nhưng khi nhìn vào bên trong sản phẩm (ví dụ như túi hay ví) sẽ thấy có vài điểm khác biệt. Chỉ những người sử dụng loại sản phẩm gốc (authentic) nhiều lần mới nhận ra được hàng 4A là replica. Đây được coi là dòng sản phẩm kinh tế nhất vì chất lượng rất tương xứng với số tiền bỏ ra. Tên gọi thường thấy ở VIỆT NAM là super replica.
4A+ (AAAA+)
Chất lượng sản phẩm 4A+ được coi như giống với sản phẩm gốc đến 95%. Giống từ kích thước, đến hoa văn, kiểu dáng, giống cả khối lượng. Giống từ bên trong đến bên ngoài, giống cả mã vạch nữa đấy. Nhiều sản phẩm thời trang như túi, ví, giày dép,… có nguyên liệu giống với nguyên liệu làm ra sản phẩm gốc. Phải cần đến chuyên gia mới có thể nhận biết được sản phẩm này. Ở VIỆT NAM không có tên cho sản phẩm này. Phần lớn nó sẽ được gọi là “hàng hiệu” vì người ngoài không biết chỉ người dùng mới biết nó là thật hay giả. Rất nhiều em hotgirl, KOL hay dùng sản phẩm này rồi làm ba cái clip đập hộp, sang chảnh lòe thiên hạ.
5A (AAAAA)
Sản phẩm replica 5A hay còn được gọi với cái tên là Mirror. Tức là giống với sản phẩm gốc như soi trong gương vậy (nhưng không bị đảo chiều). Để làm ra sản phẩm 5A cần đến nhà máy và chuyên gia chứ không chỉ là xưởng sản xuất thông thường. Các nhà máy “sân sau” của chính nhà máy sản xuất gia công sản phẩm gốc. Người ra sẽ mua sản phẩm gốc sau khi đã trưng lên kệ bán. Sau đó đem về “mổ xẻ” đo đạc, ghi chép, phân tích rồi sao chép từng chi tiết giống cả về nguyên liệu ví dụ như da Vachetta nhập khẩu từ châu Âu. Nếu có chi tiết được làm bằng vàng, bạc,… thì sản phẩm 5A cũng được làm bằng chính loại vàng, bạc đó. Sản phẩm 5A này rất đắt tiền và được cực nhiều người săn lùng. Đơn giản vì bỏ tiền ra mua sản phẩm 5A tức là mua chất lượng thật của nó chứ không phải mua thương hiệu sản phẩm.
Còn nhiều góc khuất nữa nhưng xin chia sẻ đến đây thôi ạ.