[ad_1]
Bữa ở TQ vào mùa đông. Ra ngoài vào nhà, người lạnh buốt, bạn cho một miếng kẹo cau, nhai hơi đau răng tí nhưng sau đó thì ấm người mấy tiếng đồng hồ, không chảy nước mũi nữa. Nhưng ăn không nổi miếng thứ 2.
Đây là bài thuốc cổ truyền của người Trung Hoa từ thời cổ đại như là một cách chống lại khí hậu lạnh buốt mùa đông, và cau được lấy chủ yếu từ Việt Nam. Phải là cau non mới làm được kẹo này, và hiện giờ không ai biết làm và cũng không ai ăn ngoài người Trung Quốc. Họ bảo “về chống lạnh, không có thảo dược nào hiệu quả hơn kẹo cau. Tuy có độc chất, nhưng vào mùa buốt lạnh, trong dân gian ở TQ người ta vẫn ăn!”. Đó là chuyện của họ, vì kẹo này, không nước nào khác ăn được hết!
Tò mò, xin đi coi xưởng sản xuất. Thấy cau từ Quảng Ngãi Bình Định Đăk Lăk của VN chở sang. Mình hỏi bà chủ người TQ về cách làm, bà ấy nói “phải lấy tao thì mới chỉ”, vì xưa nay không truyền nghề ra khỏi gia đình. Nhiều gia đình như bà, ban đầu chỉ là 1 lò kẹo cau nhỏ trong làng, nay đã trở thành một nhà máy to đùng làm bánh kẹo các loại. Họ có đầu óc, biết quán xuyến sản xuất và nghĩ lớn, huy động vốn để mở rộng dần quy mô. Có năm bán chạy thì mua nguyên liệu nhiều, có năm bán không chạy nên không mua.
Giới thiệu cho các bạn món kẹo cau 枸杞槟榔, lý do TQ mua cau non của VN với giá rất cao. Nhưng nhà vườn không nên thấy giá cao mà đổ xô trồng, vì cái này chỉ có 1 thị trường mua và phụ thuộc hoàn toàn vào họ.
Hỏi bà chủ to béo, nếu tôi lấy bà thì bà có theo tôi về VN để mở xưởng kẹo cau để xuất khẩu ngược lại TQ không, ngay ở vùng nguyên liệu thì sẽ tươi ngon hơn.
Bà ấy nói 好的!
2014
—————————————–
***** Các bạn còn đang đi học, dành thời gian tập thể thao, gym và tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng gì mình ưa thích….để sau này đi nước nào thì nói tiếng nước đó cho người hiểu trọn vẹn ý mình, có cơ hội hiểu văn hoá người ta, làm ra tiền cũng dễ dàng hơn trước các cơ hội giao thương. Lúc còn đi học, thì phải học, ngồi coi hài lãng phí thời gian, không bổ béo gì hết. Coi tui đi, vừa hài vừa bổ vừa béo”.
[ad_2]
Source link