[ad_1]
Trẻ trong độ tuổi dưới 15 chiếm tới gần 40% dân số, đây là một vùng đất màu mỡ cho thị trường quần áo trẻ em
Quần áo trẻ em Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường
Quần áo trẻ em thương hiệu Việt – Lợi thế “sân nhà”
Cùng với chương trình “Người Việt dùng hàng Việt” trong khoảng 2 năm gần đây người tiêu dùng đã ưu tiên dùng hàng Việt hơn cả, thể hiện chính trong thị trường phát triển của mặt hàng này.
Mặc dù có rất nhiều hàng ngoại xong quần áo trẻ em Việt Nam vẫn ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Lòng tin của người tiêu dùng đang hướng về thị trường nước nhà.
Những năm gần đây các doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam đã chú trọng vào thị trường thời trang trẻ em, chính thức quay trở về sân nhà và chiếm lĩnh thị trường.
“Hàng Trung Quốc đang dần bị tẩy chay”
Cạnh tranh lớn nhất với hàng Việt Nam không phải là từ các mặt hàng thương hiệu nổi tiếng mà là từ hàng Trung Quốc với rất nhiều mẫu mã đa dạng chưa kể đến là luôn nhái lại các thương hiệu nổi tiếng. Hàng Trung Quốc đánh vào tâm lý dùng giá rẻ của người Việt.
Tuy nhiên trong những năm gần đây người tiêu dùng đã e ngại trong việc lựa chọn hàng Trung Quốc, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vì chất lượng kém, chưa kể đến các yếu tố như chứa hóa chất độc hại, khiến người tiêu dùng e dè hơn khi mua hàng của nước này.
Đời sống trẻ em được quan tâm hơn
Ai cũng mong muốn con mình ăn ngon mặc đẹp đó là tâm lý chung. Các ông bố bà mẹ không ngần ngại chi ra hàng trăm hàng triệu để mua bộ quần áo cho con mình.
Thị trường quần áo trẻ luôn sôi động là bởi trẻ đang trong quá trình phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Một bà mẹ tâm sự: “Có khi vừa mua bộ quần áo cho con tháng trước tháng sau đã thấy con mặc không vừa”. Càng quan tâm chăm lo cho con bao nhiêu thì thị trường thời trang trẻ càng phát triển bấy nhiêu.
Tỷ lệ trẻ em cao, tiềm năng phát triển mạnh
Dù bất cứ thị trường nào muốn thành công thì cũng cần có số lượng người tiêu dùng lớn. Với tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi chiếm gần 40% của gần 90 triệu dân số. Một con số rất lớn. Đánh vào thị yếu người Việt dùng hàng Việt thì bạn nghĩ sao về tiềm năng phát triển của mặt hàng quần áo trẻ em này? Câu hỏi quá rõ câu trả lời.
Hàng loạt các thương hiệu Việt Nam được tin dùng
Trong mấy năm gần đây bùng nổ mạnh mẽ của các thương hiệu Việt như Anh Thư, YF, Vietthy Kids, Anna Kids, Titione, Hoa Kim, Sun & Moon,… trên thị trường quần áo trẻ em. Dạo quanh các khu mua sắm hay trung tâm thương mại đều có các sản phẩm hàng Việt.
Ngành dệt may Việt Nam đang kết hợp cùng với các doanh nghiệp kinh doanh đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất sản phẩm quần áo trẻ em như: độ xơ, thành phần vải không có chất gây ung thư da, chú trọng hàm lượng chì trong vải. Những chỉ tiêu chất lượng cao sẽ là rào cản để ngăn sản phẩm kém chất lượng tồn tại, góp phần đưa sản phẩm Việt đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Các mặt hàng Trung Quốc dần bị tẩy chay thay vào đó là sự tin tưởng của người Việt cho hàng Việt bởi sự an tâm về nguồn gốc cũng như chất liệu vải không có các hóa chất như hàng Trung Quốc. Một bà mẹ có 2 con nhỏ chia sẻ: ” Mình đi mua sắm cho con chỉ tin tưởng vào hàng Việt Nam có nhãn mác đầy đủ”.
Thách thức cần vượt qua
Tuy có rất nhiều cơ hội lớn cho thị trường may mặc Việt Nam nhưng song hành với nó còn rất nhiều các thách thức mà cần vượt qua.
Cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, các thương hiệu nổi tiếng của trẻ đã nhòm ngó thị trường Việt Nam như: Little Marc Jacobs, Disney, Junori Pau Smith, Junior Gaultier, Zaza, CK, Guess… hàng loạt các cửa hàng chuyên cho bé được mở ra rầm rộ. Đây là một thách thức lớn của thị trường hàng Việt Nam bởi các thương hiệu này thường có mẫu mã siêu dễ thương cho bé và chất liệu thì cực đẹp.
Doanh nghiệp dệt may Việt vẫn còn dè chừng với mặt hàng trẻ em
Thống kê cho thấy một năm doanh nghiệp trong nước tung ra chừng 100 mẫu thiết kế cho trẻ là đã “hụt hơi”, trong khi nhãn hàng Zara mỗi năm đưa ra cả 1.000 mẫu mới. Các nước bạn biết khai thác hình ảnh, đường nét đặc trưng, như thời trang của Disney không lẫn vào đâu với hình nhân vật hoạt hình; Little Marc Jacobs thể hiện đẳng cấp từ chất liệu đến đường nét. Bên cạnh đó các hàng ngoại còn có các phụ liệu đi kèm như thắt lưng, ví… thì ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Lo ngại việc đầu tư gặp rủi ro mà các ông chủ lớn của mặt hàng may mặc vẫn còn rất dè chừng trong việc đầu tư. Mặt hàng thời trang cho trẻ đòi hỏi sự nắm bắt nhanh về xu hướng, mẫu mã đa dạng bắt mắt và chất liệu đẹp tuy nhiên đa phần để có chất liệu đẹp nguyên liệu chúng ta lại đi nhập từ nước ngoài khiến giá thành tăng cao. Bài toán đặt ra là chất liệu đẹp, mẫu mã đa dạng và giá thành lại phải phù hợp.
Để làm được bài toán đó đòi hỏi phải nâng cao đội ngũ kỹ thuật và thiết bị, nhanh nhạy với thị trường và xu thế mới.
Bên cạnh đó là việc kích cỡ và đánh size chuẩn. Ở các mặt hàng nước ngoài cho trẻ em họ đều có size chuẩn lên tới hàng chục size nhưng Việt Nam lại không chú trọng điều đó.
Chưa chú trọng quảng bá hình ảnh sản phẩm
Để cạnh tranh và quảng bá được hình ảnh sản phẩm của mình rộng rãi thì cần phải chú trọng đến khâu truyền thông và hình ảnh sản phẩm đăng tải phải đẹp mắt. Xem bài viết 12 nguyên tắc chụp ảnh bằng điện thoại giúp bán được hàng để hiểu thêm. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh quần áo trẻ em Việt Nam lại không mấy chú trọng đến vấn đề này.
Khi có quá nhiều sản phẩm cùng bày bán, người tiêu dùng khó nhận biết được đâu là hàng đúng của Việt Nam rất khó lựa chọn vì vậy khâu quảng bá tiếp thị cần được quan tâm hơn nữa, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng.
Hàng nhái, hàng gắn mác Việt tràn lan
Đây là điều rất hay gặp, mặc dù là hàng Trung Quốc chất liệu kém, nhưng lại được bóc mác và gắn mác Việt Nam vào đánh lừa thị yếu của người tiêu dùng, làm sao nhãng thị trường trong nước.
Tóm lại thị trường quần áo trẻ em Việt Nam đang sôi động và phát triển không ngừng nghỉ, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh quần áo trẻ em. Nắm bắt cơ hội, hành động dứt khoát và nhanh chóng để bắt kịp thị trường thành công sẽ đến.
[ad_2]
Source link