[ad_1]
C2C là một loại mô hình giao dịch, buôn bán rất phổ biến trên toàn thế giới. Nếu bạn chưa biết về mô hình này thì hãy cùng Tmarketing tìm hiểu về nó cũng như những điều liên quan đến nó trong kinh doanh hiện nay ở bài viết bên dưới nhé!
Mô hình C2C là gì?
C2C là viết tắt của thuật ngữ Consumer to Consumer trong tiếng Anh.
C2C là một mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa người mua và người bán nhưng không phải là giao dịch trực tiếp mà có sự xuất hiện của một nền tảng thứ 3 thông qua mạng internet để tạo ra lợi nhuận, trong đó cá nhân người mua và người bán đều là những khách hàng sử dụng các cách khác nhau để mua bán các sản phẩm của họ chứ không phải doanh nghiệp
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách để thực hiện mô hình C2C giữa các cá nhân với nhau, tất cả đều thông qua mạng internet làm trung gian để trao đổi thông tin và giao dịch sản phẩm
Mô hình C2C kiểu truyền thống: Các sản phẩm được bán tại chợ trời, những chỗ bán đồ cũ, đồ cổ,… Người tiêu dùng cá nhân cũng có thể tương tác thương mại thông qua quảng cáo báo đài
Một số hoạt động phổ biến của mô hình C2C:
- Nổi tiếng nhất trong mô hình này là hoạt động đấu giá
- Các hình thức quảng cáo tùy theo sản phẩm/dịch vụ của người bán
- Một số dịch vụ cá nhân
- Sử dụng để bán cho khách hàng những tài sản ảo
- Ngoài ra, còn có các dịch vụ hỗ trợ khác
Vai trò của mô hình C2C
- Sự cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: C2C cho phép các khách hàng trao đổi, mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Các sản phẩm họ bán ra có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường, tuy nhiên vẫn được khá nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng và tìm kiếm
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Với mô hình kinh doanh C2C thì các cá nhân không chịu sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ, bán buôn. Do đó, họ sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Do không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất, bán lẻ nên các sản phẩm giao dịch trong mô hình này không có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng, khâu thanh toán
Ví dụ về mô hình C2C
Đấu giá
Đây là kiểu mô hình giao dịch C2C dưới dạng đấu thầu, đấu giá các sản phẩm, hàng hoá giữa người mua và người bán có nhu cầu với mặt hàng đang được đấu giá
Các trang thương mại điện tử như: eBay, Amazon, Yahoo,… là những cái tên khá đổi thân quen cho phép người chơi tạo hồ sơ để đấu giá các sản phẩm/dịch vụ. Người ra giá cao nhất sẽ sở hữu được sản phẩm/dịch vụ về tay
Giao dịch trao đổi
Giao dịch trao đổi trong mô hình C2C chính là kiểu trao đổi thông tin, sản phẩm giữa dùng với nhau, cho phép người dùng tìm thấy nhau trong giao dịch và trao đổi về thông tin sản phẩm
Dạng dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là dạng mô hình C2C được mọi người tin dùng vì sẽ có sự hỗ trợ của trung gian để đảm bao về chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, giao dịch thanh toán an toàn và nhanh nhất
Paypal chính là dịch vụ hỗ trợ thanh toán an toàn nên đã được lựa chọn và đưa vào mô hình C2C để hỗ trợ độ uy tín trong giao dịch
Bán tài sản ảo
Đối với các gamer thì không còn xa lạ gì với hình thức này. Ở mô hình này, các gamer sẽ bán những vật phẩm mà họ thu nhận được từ trong game và đưa lên sàn (chợ, phiên đấu giá hay giao dịch trực tiếp) để trao đổi và buôn bán
Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất. Vì hiện tại chưa có thông tin cụ thể về chính sách của tài sản ảo trong game nên việc vị mất cắp, lừa đảo, người mua nhận hàng nhưng không trả tiền,… đã xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, các game nên lựa chọn và tìm cho mình một bên thứ 3 có đủ sự tín nhiệm để an tâm mà thực hiện các giao dịch trong game
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C
Ưu điểm
- Có khả năng tìm được những sản phẩm mà không được bày bán ở các nơi khác như: đồ cổ, hàng hiếm,…
- Khách hàng được hưởng lợi rất nhiều tự sự cạnh tranh sản phẩm
- Tỉ suất lợi nhuận cao do việc định giá từ khách hàng, do sản phẩm không có nhà cung cấp, nhà bán lẻ
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng cần phải đề cập đến nhược điểm như:
- Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Do không có sự tham gia của bên thứ 3 nên mô hình này vẫn khiến nhiều người lo lắng vì không có sự kiểm soát chất lượng sản phẩm. Rủi ro mua phải hàng giả có thể cao hơn mô hình khác
- Về mặt nhận hàng và thanh toán chưa được đảm bảo hoàn toàn: Nếu như người mua lo lắng về chất lượng sản phẩm thì người bán theo mô hình này lại lo lắng khả năng người mua nhận hàng và thanh toán không được đảm bảo
Biện pháp
Chính nhờ sự xuất hiện của Paypal và các hệ thống thanh toán khác như vị cứu tính mà trong những năm qua đã giúp đơn giản hóa việc thanh toán trên nền tảng C2C, giảm thiểu đáng kể các trường hợp bị mất mát thông tin cũng như tiền của khách hàng
C2C mang lại những lợi ích hiệu quả nào?
- Khi sử dụng mô hình C2C, bạn có thể đăng tin rao bán dễ dàng mà không vướng phải các quy định về số lượng
Bạn có dư một món đồ không sử dụng hoặc đã từng sử dụng nhưng giờ không còn nhu cầu, bạn có thể đăng bán trên sàn thương mại điện tử C2C – điều mà các website hoạt động theo mô hình kinh doanh khác không làm được. Đó là lợi ích thứ nhất mang lại để bạn tận dụng được giá trị của món đồ khi không còn nhu cầu sử dụng
- Người dùng có thể cắt giảm được phần phí hoa hồng cho mô giới, tối đa lợi nhuận
Tâm lý người mua hàng đặc biệt với dân Việt Nam là mua được giá rẻ nhưng chất lượng phải tốt và mô hình C2C có thể giải quyết được mong muốn này khi giá bán không bị tác động bởi phương thức định giá truyền thông, không bị ảnh hưởng bởi nhà sản xuất, nhà bán buôn. Vì thế mà người mua hàng được kết nối trực tiếp với người bán để thương lượng giá cả hợp lý
- Tăng khả năng tương tác giữa người bán và người mua
Người mua có thể đăng tin mua hàng giúp người bán tìm được khách hàng, còn người mua thì tìm thấy món hàng cần mua trong chốc lát. Có một số đơn vị trung gian đóng vai trò này là các website hoạt động theo mô hình C2C hay gần gũi nhất là trang mạng xã hội Facebook, Instagram,…
Mô hình C2C khác gì với mô hình B2C?
Nếu như C2C là một mô hình hợp tác giữa cá thể với cá thể (không phải là doanh nghiệp) thì B2C lại chính là mô hình hợp tác giữa cá thể và doanh nghiệp
Cụ thể, mô hình B2C thể hiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp, trong đó người bán là doanh nghiệp và người mua là các cá nhân. Loại hình này khác với mô hình C2C ở những điểm sau:
- Việc mua bán trao đổi hàng hóa phải có mặt doanh nghiệp hay tổ chức
- Người bán là doanh nghiệp, còn người mua là cá nhân
- Có sự đa dạng về mặt hàng hoá
- Sử dụng các catalog điện tử
- Áp dụng nhiều các thức mua hàng
- Phương thức thanh toán cũng phong phú hơn
Bài viết trên gồm các định nghĩa, một vài ví dụ cũng như so sánh sự khác nhau giữa hai mô hình B2C và C2C. Tmarketing hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn bổ sung them phần nào kiến thức về thương mại điện tử. Và giúp bạn có cơ hội thành công hơn trên con đường kinh doanh sau này. Chúc bạn thành công!
[ad_2]
Source link