SMS Brandname – Cách phân biệt giữa Tin nhắn Quảng cáo & Tin nhắn Chăm sóc khách hàng

[ad_1]

Một trong những hình thức Mobile Marketing phổ biến hiện nay chính là SMS Brandname (Tin nhắn thương hiệu). Đây là hình thức marketing với chi phí thấp nhưng lại mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Việc tận dụng quảng cáo bằng tin nhắn giúp đẩy mạnh thương hiệu cũng như doanh số.

Nhưng không ít người đang nhầm lẫn giữa SMS Brandname tin nhắn Quảng cáo và tin nhắn Chăm sóc khách hàng. Tưởng như giống nhau nhưng chức năng lại hoàn toàn khác biệt. Nếu bạn sử dụng không khéo sẽ khiến người nhận tin nhắn hiểu lầm và khó chịu. Vậy nên, hãy cùng SUNO tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

SMS Brandname là gì? Phân biệt giữa SMS Brandname Quảng cáo & SMS Brandname CSKH như thế nào?
SMS Brandname là gì? Phân biệt giữa SMS Brandname Quảng cáo & SMS Brandname CSKH như thế nào?

1. SMS Brandname là gì? Gồm những loại nào?

Khái niệm:

Nếu sử dụng điện thoại di động, bạn chắc hẳn nhận được những tin nhắn mà đầu số gửi đến không phải là số điện thoại cụ thể là mà là một cái tên. Việc thay thế số điện thoại thông thường bằng tên doanh nghiệp sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu đó hơn. Từ đó thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu. Hình thức này được các marketer gọi chung bằng cụm từ SMS Brandname hay SMS Thương hiệu hoặc Tin nhắn Thương hiệu. Có thể hiểu ngắn gọn như sau:

SMS Brandname hay tin nhắn thương hiệu là dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

Tin nhắn Thương hiệu có độ dài tối đa 160 ký tự, được gửi đồng loạt đến nhiều thuê bao di động. Tên thương hiệu sẽ hiển thị ở mục người gửi thay vì số điện thoại cụ thể. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được sự chuyên nghiệp, độ tin cậy và thiện cảm tốt hơn cho khách hàng khi nhận được tin nhắn.

Với tỉ lệ 100% người dùng mở tin nhắn khi nhận được và 70% trong số đó giữ lại tin nhắn, SMS Brandname đang là hình thức marketing khá phổ biến hiện nay và được ứng dụng trong hầu như mọi lĩnh vực.

Phân loại:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn giữ chân khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện cho thương hiệu và các sản phẩm của mình. Do đó, các doanh nghiệp thường lựa chọn SMS Brandname với hai mục đích chính.

  • Quảng cáo, bán hàng: Đây là một trong những mục đích phổ biến nhất của việc sử dụng SMS Brandname. Những tin nhắn này thường đề cập đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của thương hiệu.
  • Chăm sóc khách hàng: Các thương hiệu sẽ chăm sóc khách hàng bằng hình thức gửi tin nhắn hoặc email. Nội dung chính của các tin nhắn này thường là những lời cảm ơn, chúc mừng hoặc thông tin hỗ trợ cho khách hàng ví dụ chúc mừng sinh nhật, thông báo điểm tích lũy…

Lợi ích của SMS Brandname là gì?

SMS Brandname hiện đang là một trong những giải pháp marketing thông dụng nhất bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Với SMS Brandname, các doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng để tạo ra một kênh quảng cáo mà không làm phiền lòng khách hàng. Thông qua các tin nhắn tích hợp đa phương tiện, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo sự chú ý, tăng độ tin cậy, sự chuyên nghiệp khi tiếp thị về doanh nghiệp và sản phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: So với những hình thức quảng cáo truyền thông khác, chi phí cho SMS Brandname tương đối thấp. Được thực hiện bằng quy trình hoàn toàn tự động với cước phí viễn thông, việc gửi đi hàng trăm, hàng triệu tin nhắn cùng lúc sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian lẫn chi phí.
  • Dễ dàng đo lường: Bên cạnh việc gửi tin nhắn hàng loạt, SMS Brandname sẽ giúp bạn kiểm tra liệu khách hàng đã nhận được tin nhắn hay chưa, đánh giá mức độ tương tác, thiết lập database và khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu.

2. Thế nào là SMS Brandname Quảng cáo?

Tin nhắn quảng cáo là dịch vụ quảng cáo, tiếp thị bằng tin nhắn cho phép các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới thuê bao di động. Thông qua hình thức nhắn tin hiển thị tên thương hiệu hoặc đầu số.

 Nội dung thông tin thuộc tin nhắn quảng cáo:

  • Chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà.
  • Các chính sách ưu đãi khi sử dụng sản phẩm.
  • Thông tin chương trình bình chọn, bốc thăm trúng thưởng.
  • Thông tin rao bán về sản phẩm, dịch vụ.
  • Thông tin quảng cáo, tiếp thị khác…

3. Thế nào là SMS Brandname Chăm sóc khách hàng?

Tin nhắn chăm sóc khách hàng là dịch vụ tin nhắn cho phép nhà cung cấp cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để gửi các thông tin chăm sóc khách hàng đến các thuê bao di động.

Nội dung thông tin thuộc tin nhắn chăm sóc khách hàng

  • Thông báo các thông tin nội bộ: lịch làm việc, thời gian họp hội.
  • Thông báo di dời địa điểm, thời gian khai trương, địa điểm mới.
  • Thông tin từ các ngân hàng: Biến động tài khoản, số dư tài khoản của khách hàng. 
  • Thông tin từ các công ty chứng khoán: Biến động tài khoản, số dư tài khoản của khách hàng. 
  • Thông tin từ các công ty điện lực, công ty nước sạch: thông báo hóa đơn tiền điện hàng tháng, thời gian phải thanh toán, thông báo tiền điện khách hàng đã thanh toán. 
  • Thông tin trường học: thông báo lịch học, thông báo đóng học phí, sổ liên lạc điện tử. 
  • Gửi lời cảm ơn, tri ân đến khách hàng vào các dịp đặt biệt sinh nhật, các ngày lễ.
  • Các nội dung dịch vụ khác không phải là quảng cáo.

Rất nhiều mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng thú vị cho các doanh nghiệp tham khảo hiện nay. Tùy vào đặc điểm sản phẩm bạn đang kinh doanh mà cần lưu ý cách đưa thông tin cho phù hợp nhưng cần đảm bảo đủ các yếu tố như trên.

4. Quy định chung khi sử dụng SMS Brandname:

Tên thương hiệu:

  • Thủ tục đăng ký tin nhắn quảng cáo: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Hợp đồng tên miền, giấy tờ chứng nhận thương hiệu (nếu tên thương hiệu không trùng với tên trên giấy đăng ký kinh doanh )
  • Tên thương hiệu: Có độ dài tối đa 11 ký tự liền nhau (bao gồm dấu cách), không dấu.
  • Không chứa các kí tự đặc biệt: % # & [] {} < @
  • Số lượng ký tự tin nhắn: Độ dài tối đa: 122  ký tự (bao gồm cả dấu cách và các ký tự đặc biệt).

Nội dung tin nhắn:

  • Nội dung gửi không dấu, không viết tắt các nội dung không phổ biến, thông dụng, đính kèm thông tin liên hệ.
  • Không gửi các nội dung mang tính chất nhạy cảm thuộc các lĩnh vực pháp luật cấm.
  • Nội dung gửi có hotline hoặc website, để tránh lỗi hiển thị giữa đường dẫn và chữ phải cách một khoảng trắng sau đường dẫn hoặc hotline.
  • Nội dung quảng cáo khi kết thúc câu luôn luôn phải có dấu chấm câu để phân biệt với cú pháp từ chối.
  • Nên kiểm soát số ký tự trong nội dung theo công cụ đếm trên excel hiện nay, để tránh sai sót chi phí chương trình của khách hàng.
  • Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt trong nội dung tin nhắn.

5. Cách so sánh và phân biệt giữa Tin nhắn Quảng cáo & Chăm sóc khách hàng:

TIN NHẮN QUẢNG CẢO TIN NHẮN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
 – Có cú pháp nhà mạng
Ví dụ: (QC VMA2) Prudential: thong bao ho so cua …, nhan can bo sung them giay to. Vui long lien he chi tiet 1900xxxxxTu choi QC soan TC gui 1551
 – Không có cú pháp nhà mạng
Ví dụ: Ngân hàng chúc mừng khách hàng nhân dịp Tết
Chao mung Xuan Nham Thin, Ngan hang AGRIBANK kinh chuc quy khach suc khoe, an khang va thinh vuong
 – Không phân loại nhóm tin nhắn  – Phân nhóm tin nhắn theo quy định của nhà mạng Viettel:
Nhóm 1: Tin nhắn thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Nhóm 2: Tin nhắn thuộc lĩnh vực dịch vụ y tế, giáo dục, mang tính xã hội cao
Nhóm 3: Tin nhắn thuộc lĩnh vực khác
MobiFone và Vinaphone:
Nhóm 1: Tin nhắn thuộc lĩnh vực khác
Nhóm 2: Tin nhắn thuộc lĩnh vực dịch vụ y tế, giáo dục, mang tính xã hội cao
 – Miễn phí khởi tạo Brandname  – Có phí khởi tạo và duy trì Brandname (trừ Mobifone)
 – Tên Brandname: được chứa dấu cách  – Tên Brandname: Mạng MobiFone không được chưa dấu cách

Ngoài ra, cách gửi tin nhắn CSKH thường được lập trình tự động (chúc mừng sinh nhật, thông báo điểm tích lũy, nhắc nhở tái khám, thông báo/nhắc nhở chuyến bay,..). Khác hẳn so với tin nhắn Quảng cáo không có cách nào khác ngoài việc phải gửi nội dung tin nhắn và danh sách số điện thoại cho nhà mạng.

6. Cách tận dụng Tin nhắn thương hiệu tối đa và hiệu quả:

Có rất nhiều mẫu tin nhắn quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp sử dụng. Nhưng thay vì máy móc bạn có thể sáng tạo hơn để tận dụng tối đa ưu điểm của tin nhắn quảng cáo

  • Dùng tin nhắn quảng cáo để xác nhận thông tin khách hàng

Ví dụ: SUNO.VN xin gửi tới anh/chị mã xác nhận đăng kí phần mềm quản lý bán hàng. Anh/chị vui lòng cập nhập thêm các thông tin tại…

  • Từ những số điện thoại bạn có được và các tương tác thông qua Tin nhắn Quảng cáo, bạn có thể sử dụng chúng như một cách để phân loại tệp khách hàng. Từ đó hỗ trợ cho việc chạy quảng cáo trên các trang khác như Facebook hoặc Google.
  •  Dùng tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng

Ví dụ: Nhân dịp sinh nhật 5 tuổi Sendo gửi tới quý khách chương trình tri ân 6/6 với ưu đãi lên tới 50% cho mọi mặt hàng….

Như vậy hãy hiểu đơn giản Tin nhắn Chăm sóc khách hàng nên được dùng với những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của bạn hoặc đăng kí tham gia chương trình quảng cáo ưu đãi nào đó. Còn Tin nhắn Quảng cáo dùng cho đối tượng là các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để mời gọi họ sử dụng dịch vụ của bạn. Sau đó thì bạn có thể sử dụng tin nhắn chăm sóc khách hàng để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn.

Lời kết:

Có thể thấy hiện nay, SMS Brand Name đang là giải pháp marketing trực tiếp hiệu quả nhất. Đồng thời cũng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp với kết quả tốt. Hình thức quảng cáo qua tin nhắn này tạo được sự tin tưởng cao hơn cho khách hàng. Họ thường mở ra đọc kĩ hơn so với các thông tin quảng cáo tràn lan trên mạng. Bớt cảm thấy bị làm phiền hơn so với việc nhận điện thoại trực tiếp từ doanh nghiệp và thông tin được lưu lại lâu. Từ đó mang lại hiệu quả quảng bá thương hiệu nhanh chóng hơn.



[ad_2]

Source link