Thuật Toán Đề Xuất Youtube 2022

TẠI SAO KÊNH LỚN BỊ TUỘT VIEW?

Xin chào 499 acm #VietnamWorks

nay e xin chia sẻ về 1 “hiện tượng lạ” là sự thay đổi khá rõ rệt trong tương quan lực lượng giữa kênh lớn và kênh nhỏ.Kênh nhỏ nhưng nếu làm tốt thì view có thể lên rất mạnh.

Còn kênh lớn nếu ko có thay đổi nhiều thì đi xuống rõ rệt.Các acm newbie thì có thể không (hoặc chưa) quan tâm, nhưng các bờ rồ đều biết đến hiện tượng này.

Thậm chí nhiều kênh triệu subs phải bỏ kênh làm kênh mới vì thấy view của mình còn thua một kênh vài K subs mới lên.Bài viết này sẽ hơi dài vì vấn đề ko dễ giải thích, nhưng mong cả nhà kiên nhẫn, e sẽ cố gắng hết sức.

Gét Gô!VỀ TÍN HIỆU ĐẦU VÀO CHO MÁY HỌC (AI)

Đến tận thời điểm này, hầu hết mọi người đều cho rằng quy trình đề xuất diễn ra theo trình tự như sau:1) Creator xuất bản video.2)

YouTube đề xuất video tới nhóm nhỏ fan cứng của kênh.

3) AI đọc phân tích tỉ lệ tương tác của clip.

4) Đề xuất rộng ra ngoài tùy theo mức độ tương tác.Quy trình như vậy CHUẨN chưa?

SAI TOÉTKhoảng 2-3 năm trở lại đây, thuật toán đã có 1 sự chuyển hướng tuy “âm thầm” nhưng lại tạo ra sự thay đổi căn bản. Quy trình bây giờ như sau:

1) Khán giả mở YouTube lên xem.

2) AI học từ tương tác của khán giả với tất cả các video (chứ ko chỉ mỗi mình clip của bạn nhé).

3) Rank toàn bộ nhiều tỷ video trên YT theo thứ tự phù hợp nhất đối với khán giả đó.

4) Đề xuất clip phù hợp nhất để khán giả đó xem tiếp theo.

(XEM MÔ HÌNH ĐÍNH KÈM – trích từ “Sách trắng hệ thống đề xuất

YouTube” https://static.googleusercontent.com/…/archive/45530.pdf)

Như vậy thay vì để cho AI “học” từ các video, họ chuyển đối tượng “học” sang phía khán giả.

Các kênh triệu subs thường rất ngại thay đổi.

E hiểu tâm lí này vì bây giờ mình bắt đầu có một vài thứ để mà mất.

Vì vậy, các thím có xu hướng làm đi làm lại những kiểu cũ, chủ tịch thì vẫn giả vờ và cái kết thì vẫn là kẻ khinh thường bị hạ nhục.

Trước đây, YouTube ưu tiên theo dõi sát sao kênh lớn, đọc dữ liệu video sau thấy giống video trước thì vẫn đề xuất tới những khán giả quen thuộc của kênh rồi từ đó mở rộng ra tiếp.

Nhưng giờ đây, họ chỉ quan tâm tới từng khán giả. Khi nhận thấy có những kênh mới làm những video sáng tạo hơn, mới mẻ hơn, phù hợp hơn với những khán giả trc đây đang xem clip của acm thì họ chuyển hướng đề xuất cho những kênh đó.

Ngoài hiện tượng xuống view của kênh lớn này, khi hiểu được sự đảo ngược quy trình để xuất của thuật toán, các thím sẽ tự giải thích được ngay những thay đổi tinh tế khác trên nền tảng YouTube.

Chẳng hạn, nếu acm mở YT vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, ngồi trong nhà vệ sinh (haha bài văn của tui bốc mùi), YouTube đề xuất những clip giải trí ngắn vì nó đã “học” được là bạn chỉ ngồi đó 5 phút thôi.

Nhưng nếu bạn xem buổi tối sau 8h thì thấy toàn đề xuất clip 90 phút vì nó biết bạn đã ăn tối, dọn dẹp xong, đang ngồi banh càng vừa nhắn tin cho crush vừa xem YouTube .

Thuật toán được tinh chỉnh (custom tailored) cho từng con người cụ thể. Mô thức đề xuất vào lúc 8h tối của bạn sẽ rất khác mô thức đề xuất cho tui.

Hơn nữa, nếu cùng 1 khung giờ , cùng 1 tài khoản nhưng mô thức đề xuất trên điện thoại cũng ko giống mô thức đề xuất trên tivi.

Ukie, ukie, blah blah dài dòng như vậy nhưng để dc cái qq gì?

Sao tụi tui lại phải quan tâm ?

Nhà đag bao việcOk ok

VỀ CHỦ Đề

Như đã nói ở trên, nếu thuật toán vẫn đề xuất theo cách cũ (lấy tín hiệu từ video) thì creators luôn bị bí bách trong một không gian sáng tạo cực kì hạn chế.

Mỗi khi muốn thử nghiệm một chủ đề mới lại là một lần rủi ro cao độ vì với rất nhiều tín hiệu mới thuật toán “chưa học đc” sẽ phù hợp cho đối tượng khán giả nào.

Vậy nên với acm mình cách an toàn toàn nhất là “chủ tịch lại giả vờ”.

Nhưng giờ đây, khi thuật toán hướng đối tượng học vào khán giả, chúng ta có điều kiện mở rộng chủ đề sáng tạo tùy thích, miễn sao chủ đề mới vẫn phù hợp & nằm trong sự quan tâm của đối tượng khán giả hiện tại trên kênh.

Đó là lý do tại sao chúng ta thấy càng ngày càng nhiều kênh tuy đa dạng nội dung, mỗi video một chủ đề khác nhau, nhưng lượt view vẫn cao đều đặn qua từng video.

Ko những được tự do hơn về chủ đề, khi đặt tiêu đề cho video, chúng ta cũng bớt sợ hãi, ko phải bó buộc mình trong vòng những “từ khóa”, những “key” đã ăn đề xuất trước đây.

Thoát được những kiểu ép từ khóa như vậy lại khiến tiêu đề của video thanh thoát dễ hiểu hơn, sexy hơn. Nhờ đó mà video của mình đc rank cao hơn khi thuật toán cân nhắc đề xuất video tiếp theo cho khán giả.

VỀ Format

Tương tự như thế, các thím có thể mạnh dạn khai thác tất cả các format khác nhau: Từ hướng dẫn DIY, sang daily vlog, sang thử thách, sang hài kịch giả tưởng v.v…

Miễn sao xoay quanh những chủ đề mà fan ruột của kênh thích là được.Khái niệm format ở đây ko chỉ giới hạn trong cấu trúc kịch bản của video, mà còn có thể hiểu sang cả những thông số kĩ thuật bên ngoài.

Chẳng hạn trong thời gian gần đây, chúng ta nhận thấy trên YouTube có rất nhiều kênh làm video dài nhưng lại làm theo chiều dọc. Nếu như cách đây 2 năm (cái thời chưa có Tóp tóp), format dọc dài này là một điều tối kỵ trên YouTube – “a big NO NO”.

Thế mà giờ đây với làn sóng các idol đổ sang từ TikTok, kiểu video này đang ngày càng được ưa chuộng.

Chỉ làm 1 video dọc dài thôi, đăng được cả 4 platform luôn cơ mà.

Và điều đáng ngạc nhiên nhất là các kênh đó vẫn được YouTube đề xuất rất mạnh, tương ứng với mức độ tương tác của fan.

Điều đó cho thấy thuật toán giờ đây tự do phân phối bất kỳ kiểu content nào, theo bất kỳ hướng nào, miễn sao phong cách sáng tạo mới đó đc khán giả đón nhận.

VỀ LỊCH SỬ XEM CỦA KHÁN Giả

1 trong 2 nguồn lưu lượng đề xuất quan trọng nhất là “Các tính năng duyệt xem”, tức là view từ Trang chủ

– Khi khán giả lần đầu mở YouTube lên bắt đầu phiên xem.

Thế nhưng, YouTube gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có nhiều tín hiệu của người xem trong thời điểm đó. Vì vậy, tín hiệu về lịch sử xem của khán giả trở thành một nhân tố chủ đạo.

Lần cuối cùng người này xem YouTube thì họ xem chủ đề gì?

Trong vòng 1 tuần vừa qua người này xem những kênh nào?

Nhìn từ góc độ nhà sáng tạo, chúng ta nhận ra nếu khi thì dồn dập 1 ngày 3 video, khi thì 3 tháng 1 video, hay nói cách khác là ra video theo kiểu no dồn đói góp thì chúng ta tự đưa mình vào thế khó.

Đơn giản vì trong “lịch sử xem gần đây” của fan ruột ko có tên kênh của bạn.Đó là nói về nguồn lưu lượng “Các tính năng duyệt xem”. Còn đối với nguồn đề xuất quan trọng thứ 2 là “Đề xuất tiếp theo” thuật toán đề xuất theo 3 hướng. Hướng thứ nhất là giống y chang clip đang xem.

Hướng thứ 2 là giống chủ đề nhưng khác ngách.

Nhưng khi khán giả đã chán với các hướng này, thuật toán lại phải quay lại với lịch sử xem gần đây của khán giả.

Như vậy tần suất up video đều đặn sẽ mang lại lợi thế cho acm đối với cả 2 nguồn lưu lượng quan trọng nhất trên YouTube.

Anh chị em có thể xem lại cụ thể về cách đón cả 3 hướng đề xuất này ở đây: https://youtu.be/xciRbvcaBBc

Kết

Hy vọng rằng bài viết này giúp “phá chấp”, thay đổi dc tư duy “bán hàng” của nhiều acm. Không còn nghĩ theo kiểu : Tui là kênh ẩm thực, tui phải nghĩ món ăn nào mà tui nấu đc ngon, rồi phải nghĩ cách SEO cho nhiều được nhiều view – ai xem tui ko quan tâm.

Mà ngược lại: tui đã có trong tay một tệp khán giả thích cách nấu ăn của tui – và quan trọng hơn là thích tui.

Giờ tui phải làm cái gì đây để cho “những con người cụ thể này” họ có cái mà giải khuây mỗi tối trong khi chờ crush đi chơi với tình địch về?

Nghĩ ngược như vậy, các thím sẽ ko bị giới hạn trong chủ đề ẩm thực nữa và sẽ mạnh dạn liên tục thử nghiệm cho đến khi tìm được một “điểm ngọt” trong đó kênh có một tệp khán giả với lưu lượng tương đối ổn định đủ đảm bảo “bươn trải cuộc sống” :)),

đồng thời lại luôn được thoải mái, luôn là chính mình khi đứng trước camera.

Ai thất bại nhiều nhất sẽ là người thành công nhất.

Happy creating

 ❤️#tuhaosangtao