Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

[ad_1]

Với con số hơn 10 tỷ người dùng trên thế giới, YouTube và cả quảng cáo YouTube hiện nay đã trở thành phương pháp quảng cáo hàng đầu của các doanh nghiệp khi muốn quảng bá thương hiệu của mình, tiếp cận khách hàng dễ dàng, gia tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp và tăng tỷ lệ chuyển đổi vô cùng hiệu quả. Nếu bạn đang muốn áp dụng hình thức quảng cáo này đừng bỏ qua bài viết này và cùng với Tmarketing tìm hiểu về 6 định dạng quảng cáo YouTube.

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

6 định dạng quảng cáo Youtube cần phải biết

1. Quảng cáo Instream có thể bỏ qua

Quảng cáo trong luồng bỏ qua (Skippable Instream Ads) là hình thức quảng cáo xuất hiện trước, sau hoặc cuối mỗi video bạn xem trên youtube kéo dài khoảng 15s – 30s nhưng người xem có thể nhấn nút bỏ qua sau 5s. Quảng cáo này sẽ được xuất hiện trong các video trên Youtube hay trên hệ thống mạng hiển thị của Google (trang xem Youtube, video trên trang web đối tác, các ứng dụng thuộc mạng hiển thị).

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

Đối với quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, Google sẽ tính phí theo 3 cách:

  • CPV (chi phí cho mỗi lượt xem)
  • CPM (chi phí cho 1000 lần hiển thị)
  • CPA (chi phí cho mỗi lượt hành động)

Bạn sẽ chỉ bị tính phí nếu người xem xem hết 30s hoặc hết độ dài video (tùy theo điều kiện nào đến trước), nếu người dùng chọn bỏ qua sau 5s, thì bạn hoàn toàn không bị tính phí.

Mục đích của quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua là tiếp cận đến nhiều người xem, tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và thu hút khách hàng đang ở giai đoạn “xem xét thương hiệu hay sản phẩm”.

Cách tính phí

Đối với định dạng quảng cáo instream có thể bỏ qua, Google sẽ tính phí theo 2 cách là CPV (chi phí cho mỗi lượt xem) và CPM (chi phí cho 1000 lần hiển thị). Đối với CPV, doanh nghiệp sẽ bị tính phí khi người dùng xem video quảng cáo trong 30s hoặc toàn bộ thời gian nếu video ngắn hơn 30s.

Khi nào nên sử dụng

Định dạng quảng cáo Youtube Instream có thể bỏ qua sau 5 giây được áp dụng nhiều với mục đích tiếp cận đến nhiều người xem hay tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và có thể áp dụng với mục tiêu thu hút những khách hàng đang ở giai đoạn “xem xét thương hiệu hay sản phẩm”. Với định dạng này, doanh nghiệp nên tập trung thể hiện thông điệp truyền thông chính trong vòng 5 giây đầu tiên để tránh người xem nhấp bỏ qua quảng cáo. Ngoài ra, nếu nội dung video trong 5 giây đầu tiên hấp dẫn thì sẽ có khả năng thu hút người dùng xem thêm video sau 5 giây.

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

2. Quảng cáo Instream không thể bỏ qua

Cũng giống như quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, hình thức quảng cáo này cũng xuất hiện trước, trong và cuối video kéo dài trong khoảng 15s – 30s tuy nhiên khác một điểm là hình thức này bạn không thể nhấn bỏ qua.

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua sẽ bị google tính phí CPM nghĩa là bị tính phí dựa trên số lượt hiển thị, cứ hiện thị là bạn mất tiền dù cho người xem có xem hết quảng cáo hay không.

Quảng cáo trong luồng không bỏ qua tiếp cận khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu mạnh hơn so với quảng cáo trong luồng bỏ qua. Hình thức quảng cáo này “bắt buộc” khách hàng phải xem toàn bộ video từ đó doanh nghiệp có thể gửi gắm thông điệp truyền thông cụ thể hơn. Vì thế hãy cố gắng tạo ra một video quảng cáo sáng tạo và thật thu hút để người xem không cảm thấy nhàm chán hay bực mình vì quảng cáo. 

Cách tính phí

Định dạng quảng cáo Youtube Instream không thể bỏ qua được tính phí dựa trên 1000 lần quảng cáo hiển thị (CPM)

Khi nào nên sử dụng

Định dạng quảng cáo Instream không thể bỏ qua được sử dụng nhiều với mục đích tiếp cận đến nhiều người xem hoặc tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Với độ dài video lên đến 15 giây và không thể bỏ qua, doanh nghiệp có thể gửi gắm thông điệp truyền thông cụ thể hơn.

3. Quảng cáo đệm (bumper ads)

Quảng cáo đệm (Bumper Ads) là hình thức quảng cáo có thể phát trước, trong hoặc sau video khác và người xem không thể bỏ qua quảng cáo trong khoảng thời gian ngắn – 6 giây trở xuống. Đây cũng là một dạng quảng cáo Non-skippable in stream, nên người xem không có lựa chọn bỏ qua. Về hình thức trả phí, quảng cáo đệm sẽ tính phí CPM là việc trả phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị.

Hình thức quảng cáo này sẽ bớt gây nhàm chán hơn so với quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua vì thời gian video ngắn hơn và dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Tuy nhiên vì thời lượng ngắn, nên để có thể truyền tải thông điệp đầy đủ thì các doanh nghiệp cần lưu ý là hãy đưa ra những nội dung quan trọng nhất và cân nhắc loại bỏ những nội dung không cần thiết. Bên cạnh đó thay vì edit lại các video 15, 30s thành video 6s, bạn nên đầu từ để quay 1 hoặc nhiều các video với nội dung 6s để tối ưu nhất với cách này, người xem sẽ bớt khó chịu khi phải nhìn thấy quảng cáo giống nhau quá nhiều lần.

Cách tính phí

Định dạng quảng cáo bumper tính phí dựa trên 1000 lần quảng cáo hiển thị (CPM)

Khi nào nên sử dụng

Định dạng quảng cáo khám phá video thường được sử dụng với mục đích tiếp cận đến người xem hoặc tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì bị giới hạn đúng trong 6 giây hoặc thấp hơn, nên doanh nghiệp sẽ bị giới hạn về mặt thời gian truyền tải thông điệp, do vậy khi sử dụng định dạng này cần lưu ý đưa những nội dung quan trọng và cân nhắc loại bỏ những nội dung không cần thiết.

4. Quảng cáo khám phá video

Quảng cáo khám phá trên Youtube có 2 dạng hình thức:

Video Discovery Ads

Quảng cáo khám phá video bao gồm hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của YouTube. Mặc dù kích thước và hình thức chính xác của quảng cáo có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí quảng cáo xuất hiện, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người nhấp vào để xem video. Phí CPM hoặc CPV sẽ là hai loại phí của hình thức quảng cáo này. 

Với việc tạo ra những video với chủ đề liên quan, lồng ghép khéo léo sản phẩm, dịch vụ vào trong nội dung, ngoài việc tăng nhận biết, quảng cáo khám phá video còn giúp doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh sự cân nhắc lựa chọn sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.

Quảng cáo Discovery Ads (không cần video)

Quảng cáo khám phá không cần video sẽ chỉ có text văn bản và cũng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm youtube. Quảng cáo Discovery Ads sẽ bị tính phí CPA là khi người xem thực hiện hành vị chuyển đổi.

Với định dạng này, bạn không cần video để có thể thực hiện quảng cáo, nhưng vẫn có thể cá nhân hóa nội dung quảng cáo thông qua tiêu đề, và nội dung mô tả. Ngoài ra hình thức quảng cáo này có thể tiếp cận được tới những khách hàng đang trong giai đoạn tìm kiếm và cân nhắc giải pháp từ đó có thể tạo ra chuyển đổi hiệu quả hơn.


Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

Cách tính phí

Nhà quảng cáo sẽ bị tính phí khi có người dùng nhấp vào hình ảnh thu nhỏ để xem video của doanh nghiệp.

Khi nào nên sử dụng

Định dạng quảng cáo khám phá video được sử dụng nhiều với mục đích tiếp cận đến nhiều người xem hoặc tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chọn định dạng này nếu muốn quảng bá thương hiệu / sản phẩm ở giai đoạn “cân nhắc” của người dùng. 

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

5. Quảng cáo trên trang đầu 

Định dạng quảng cáo này sẽ xuất hiện tại trang chủ Youtube trên màn hình máy tính, thiết bị di động và TV.

Với máy tính 

Quảng này sẽ có âm thanh trong tối đa 30s đầu và có thể tắt tiếng. Định dạng hiển thị rộng hoặc trong khung 16:9 kèm thêm bảng thông tin bất kỳ của youtube bên phải. Sau khi phát xong, video chính sẽ mặc định trở thành hình thumbnail của video, khi người xem nhấp vào video thì họ sẽ được dẫn đến trang xem kênh Youtube của doanh nghiệp để xem video.

Với điện thoại

Quảng cáo này sẽ không có âm thanh cho đến khi người dùng bật tiếng. Tương tự như trên màn hình máy tính, định dạng quảng cáo Youtube Masthead cũng tự động sử dụng tên kênh và logo của kênh, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh tiêu đề, dòng mô tả hay nút kêu gọi hành động (CTA)

Với TV

Quảng cáo này cũng sẽ không có âm thanh cho đến khi người dùng bật tiếng và định dạng hiển thị rộng hoặc trong khung 16:9. Khác với khi xuất hiện trên máy tính hoặc trên di động, nhà quảng cáo sẽ không thể thêm nút kêu gọi hành động (CTA) vào video quảng cáo khi xuất hiện trên đầu màn hình TV. Với định dạng Masthead, doanh nghiệp có thể có cách tính phí đặc biệt theo CPD – Cost per day – Chi phí theo mỗi ngày đặt quảng cáo, ngoài ra là CPM.

Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này chỉ có thể được sử dụng khi bạn đã đặt trước và được Google hỗ trợ. Thường chỉ có các doanh nghiệp lớn, với ngân sách khổng lồ mới sử dụng được hình thức quảng cáo này.

Cách tính phí

  • CPD: Chi phí cố định mỗi ngày
  • CPM: doanh nghiệp cần làm việc với đội ngũ của Google để có được thông tin ước tính về giá và mục tiêu hiển thị của chiến dịch.

Khi nào nên sử dụng

Doanh nghiệp nên sử dụng định dạng quảng cáo Youtube masthead ads khi muốn tăng nhận diện thương hiệu hay sản phẩm / dịch vụ mới hoặc muốn tiếp cận đến lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn.

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

6. Quảng cáo ngoài luồng phát (outstream ads)

Định dạng quảng cáo Youtube ngoài luồng phát chỉ tương thích trên thiết bị di động (các thiết bị điện thoại và máy tính bảng) và chỉ xuất hiện trên trang web đối tác, ứng dụng trên mạng hiển thị của Google và không hỗ trợ trên nền tảng Youtube tuy nhiên vì vẫn có thể xuất hiện trên Youtube nên doanh nghiệp cũng cần hiểu để phân biệt và biết cách kết hợp, lựa chọn các hình thức quảng cáo phù hợp.

Quảng cáo ngoài luồng phát trên Youtube chia thành 2 dạng:

  • Đối với vị trí trên thiết bị di động: hiển thị dạng banner 
  • Đối với ứng dụng dành cho thiết bị di động: hiển thị dạng banner, interstitials, in-feed, native, cũng như ở cả chế độ màn hình dọc và toàn màn hình.

Phí dịch vụ bao gồm: CPM, CPC, CPA

Cách tính phí

Định dạng quảng cáo Youtube outstream sẽ tính phí theo giá mỗi nghìn lần hiển thị có thể xem (vCPM), nhà quảng cáo chỉ bị tính phí khi người dùng xem video phát trong 2 giây trở lên.

Khi nào nên sử dụng

Định dạng quảng cáo ngoài luồng phát thường được sử dụng với mục đích tiếp cận đến người xem hoặc tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp thông qua video quảng cáo trên thiết bị di động tại các trang web đối tác và các ứng dụng trên mạng hiển thị của Google.

Tổng hợp 6 Định Dạng Quảng Cáo YouTube cần phải biết

 

Thông qua bài viết này có lẽ bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về YouTube Ads và 6 định dạng riêng biệt. Hy vọng với bài viết này Tmarketing sẽ giúp các bạn có thể thạnh thạo và biết cách tạo lập nên quảng cáo cho YouTube. Chúc bạn thành công.



[ad_2]

Source link

Để lại một bình luận