Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là gì? Và cách tính như thế nào

[ad_1]

Vòng quay hàng tồn kho hay Inventory turnover là gì? Cách tính như thế nào? Tham khảo ngay bài viết này của SUNO để hiểu về số vòng quay hàng tồn kho cũng như công thức tính vòng quay hàng tồn kho trong bán lẻ.

Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là gì và cách tính như thế nào?
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là gì và cách tính như thế nào?

1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là gì?

Đây là chỉ số thể hiện số lần hàng tồn kho được bán hoặc thay thế trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kế toán, vòng quay hàng tồn kho trong 1 kỳ thường được tính theo năm. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện việc này hàng quý hay hàng tháng.

Dựa vào hệ số này, bạn có thể biết được khoảng thời gian trung bình để bán hết hàng tồn kho. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng với số lượng và khoảng thời gian phù hợp.

Là một nhà bán lẻ, để tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hữu hiệu thì bạn cần phải quản lý tốt hàng tồn kho. Cần có một sự tinh tế để giữ được sự cân bằng hàng tồn kho, làm thế nào để không quá nhiều mà cũng không quá ít. Có quá nhiều hàng tồn nghĩa là số vốn “bị giam” trong kho cao. Ngược lại, nếu hàng tồn quá ít có thể dẫn đến mất doanh thu.

Vậy nên, để có được sự cân bằng đó, hãy đảm bảo bạn có sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm. Và chỉ số Inventory turnover này sẽ giúp bạn lên kế hoạch nhập hàng cũng như quản lý số lượng tồn kho cực kỳ dễ dàng.

2. Tại sao cần tính Inventory turnover?

Vòng quay hàng tồn kho cho thấy tần suất bán sản phẩm của cửa hàng. Từ đó có thể đánh giá một sản phẩm là bán nhanh hay chậm, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh.

Hệ số này càng cao càng tốt, vì vòng quay hàng tồn kho cao có nghĩa là cửa hàng đang bán hàng hoá rất nhanh và nhu cầu của người dùng với mặt hàng đó rất lớn. Ngược lại, vòng quay thấp có nghĩa là doanh thu yếu cũng như nhu cầu với sản phẩm không cao.

Ngoài ra, chỉ số Inventory turnover cũng giúp bạn đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Nếu Inventory turnover thấp có nghĩa là bạn đã mua quá nhiều hàng hoá so với nhu cầu thực sự của người dùng. Nếu Inventory turnover rất cao thì có thể bạn chưa nhập đủ hàng và bỏ lỡ cơ hội bán hàng.

Hệ số Inventory turnover đặc biệt quan trọng với các sản phẩm dễ hỏng hoặc nhanh lỗi thời như thực phẩm, đồ uống, thời trang, ô tô,… Ví dụ: 1 mẫu áo len không bán hết hàng do đổi mùa dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận. Mặt hàng đó sẽ trở thành hàng tồn kho quá hạn hoặc hàng tồn kho chết.

3. Cách tính vòng quay hàng tồn kho chính xác:

Công thức tính rất đơn giản:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Giá trị kho trung bình

Trong đó:

  • Doanh thu: Sẽ bằng tổng doanh thu trong kỳ, bạn có thể xem tại phần Báo cáo doanh thu bán hàng trong phần mềm quản lý bán hàng.
  • Giá trị kho trung bình: Sẽ được tính bằng công thức:

(Giá trị kho đầu kỳ + Giá trị kho cuối kỳ) / 2

Ví dụ: Doanh thu cửa hàng của bạn trong năm 2019 là 900 triệu đồng, giá trị tồn kho trung bình là 30 triệu đồng.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho sẽ bằng: 900.000.000 / 30.000.000 = 30

Như vậy trong năm 2019 cửa hàng của bạn đã quay vòng hàng tồn kho 30 lần. Tiếp theo, lấy 365 ngày / 30 lần = 12,17 ngày. Nghĩa là trung bình khoảng 12,17 ngày, cửa hàng của bạn sẽ hết 1 vòng quay hàng tồn kho. Dựa vào con số này bạn có thể ước tính trước thời gian sắp hết hàng để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.

4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?

Sau khi tính được hệ số Inventory turnover, thường bạn sẽ đặt ra câu hỏi là hệ số bằng này là nhiều hay ít? Chỉ số bao nhiêu mới là tốt nhất? Thực ra không có một con số chính xác cho câu hỏi này. Vì số vòng quay thường rất khác biệt ở các ngành hàng khác nhau.

Ví dụ: với 1 cửa hàng kinh doanh thời trang thì hệ số Inventory turnover trung bình nằm trong khoảng 4-6. Nhưng 1 cửa hàng bán linh kiện, phụ tùng ô tô, chỉ số này có thể lên đến 40 vòng/năm. Với cửa hàng kinh doanh tạp hoá con số này là 14, còn các đại lý xe hơi thường chỉ số này rất thấp, chỉ khoảng 2-3 vòng/năm.

Tóm lại, các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp thường có số Inventory turnover cao hơn so với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Vì các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp phải bù lợi nhuận trên mỗi đơn vị thấp hơn với khối lượng bán hàng đơn vị cao hơn.

Ngoài ra, hệ số Inventory turnover là tỷ số trung bình trong 1 năm và con số này có thể thay đổi đột ngột vào các đợt khuyến mãi, ra mắt sản phẩm,… Nên bạn cũng cần lường trước những thời điểm này.

Kết lại, để trả lời cho câu hỏi “Hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt nhất?” bạn có 2 điểm mốc để có thể so sánh và tìm ra con số phù hợp nhất:

  • Thứ nhất, so sánh với các cửa hàng khác kinh doanh cùng 1 mặt hàng, và các mặt hàng có mức giá tương đương với cửa hàng của bạn.
  • Thứ hai, so sánh với hệ số trong quá khứ, ví dụ của năm trước, quý trước hay tháng trước để đặt kế hoạch cho kỳ tiếp theo.

5. Làm thế nào để tối ưu chỉ số Inventory turnover?

Có rất nhiều cách mà 1 cửa hàng có thể áp dụng để cải thiện hệ số vòng quay hàng tồn kho như sau:

  • Tăng nhu cầu mua hàng: Kích thích nhu cầu mua hàng bằng các chiến dịch tiếp thị, khuyến mãi,…
  • Tăng giá trị mua hàng: Phân tích các yếu tố có thể làm tăng giá trị đơn hàng như chiến lược giá, đào tạo nhân viên tư vấn mua hàng, bán thêm, bán chéo…
  • Giảm giá nhập hàng: Thương lượng với nhà cung cấp để có giá nhập tốt nhất.
  • Phân nhóm hàng bán chạy và hàng bán chậm: Cần phân nhóm 2 loại này để có các chính sách nhập hàng, bán hàng riêng phù hợp với mỗi nhóm.
  • Khuyến khích khách hàng đặt hàng trước: Với các sản phẩm có giá trị lớn, bạn nên khuyến khích khách hàng đặt mua trước sản phẩm để thăm dò nhu cầu của khách hàng cũng như có thể dự trù được số lượng phù hợp để nhập hàng.
  • Rút ngắn chu kỳ theo dõi: Ví dụ 1 doanh nghiệp lớn và đã có kinh nghiệm bán hàng lâu năm, họ có thể tính vòng quay hàng tồn kho hàng năm. Tuy nhiên, với 1 cửa hàng mới bắt đầu kinh doanh hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý thì bạn có thể tính toán hệ số Inventory turnover trong kỳ ngắn hơn. Có thể tính theo quý, theo tháng để có các chính sách kịp thời cũng như phát hiện ra các thời kỳ bán hàng cao điểm hoặc thấp điểm.

Có thể nói hệ số này là một trong những tỷ số tài chính để đo lường khả năng quản trị hàng hóa tồn kho trong toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp, công ty, thể hiện khả năng quản trị hàng tồn của doanh nghiệp đó. Để đảm bảo hoạt động ổn định của doanh nghiệp cũng như quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh nhất thì việc tính chỉ số Inventory turnover là công việc không thể thiếu hiện nay. 



[ad_2]

Source link