[ad_1]
Để đạt được đến sự thành công của một doanh nghiệp, các marketer cần xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả. Một chiến lược marketing bài bản và khoa học không chỉ giúp bạn quản lý các hoạt động tiếp thị của công ty dễ dàng hơn, mà còn có thể biến các mục tiêu kinh doanh thành hiện thực. Nếu không có một kế hoạch hay chiến lược cụ thể, ngân sách sẽ bị lãng phí mà không thu về được kết quả gì. Để giúp bạn lên chiến lược nhanh chóng và đầy đủ, bài viết dưới đây cung cấp 5 bước cần thiết trong lập kế hoạch marketing, các yếu tố cần có trong một chiến dịch và một số chiến lược mẫu bạn có thể tham khảo để tạo nên một kế hoạch của riêng mình.
Lí do gì khiến nhiều doanh nghiệp dù đã đầu tư không ít tiền bạc cho khâu marketing nhưng sản phẩm của họ vẫn không đủ sức gây ấn tượng với khách hàng? Chìa khóa ở đây không hoàn toàn nằm ở chất lượng sản phẩm mà ở cách những doanh nghiệp đó xây dựng chiến lược marketing. Xây dựng một chiến lược marketing đôi khi còn khó hơn rất nhiều so với việc thành lập một doanh nghiệp.
Tổng quan về chiến lược marketing
Chiến lược marketing là gì?
Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.
Chiến lược marketing mà chúng ta đang đi phân tích ở đây có thể hiểu là một kế hoạch PR tổng thể. Nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ nhiều nhất có thể.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Chiến lược Marketing như một phương cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nó như một chỉ dẫn cách thức đạt các mục tiêu Marketing.
Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Một chiến lược marketing hiệu quả phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu và khía cạnh sau:
- Value proposition (Cho khách hàng và đối thủ thấy rõ giá trị riêng biệt của doanh nghiệp)
- Tuyên bố thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến
- Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu: Định hình rõ những thông điệp liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng năng và mục tiêu nhất.
- Phương pháp thực hiện: Đề ra rõ ràng các phương thức sẽ thực hiện.
Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing
- Tăng doanh số bán hàng: Chiến lược Marketing giúp đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ, tạo ra lợi nhuận tốt nhất,
- Duy trì sự phát triển doanh nghiệp: Một số các chiến lược được đề xuất hướng đến nhằm duy trì cơ cấu hoạt động và định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khách hàng: Chiến lược Marketing còn được xây dựng với mục đích nghiên cứu hành vi, sở thích của khách hàng, đưa ra những phân tích nhằm phát triển thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu chiến lược và thực hiện vượt xa nhu cầu khách hàng, xây dựng sự trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.
- Củng cố thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường giúp giá trị của doanh nghiệp được đảm bảo với khách hàng mục tiêu hướng tới trong thị trường.
- Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng thông qua hình ảnh thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các hoạt động với mục đích định vị thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng.
Mặt khác, một kế hoạch marketing bài bản còn cho phép bạn quản lý hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Bên cạnh đó là thúc đẩy sự làm việc hăng hái của đội ngũ nhân viên, cho đối tác và khách hàng thấy rõ quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Tại sao cần áp dụng chiến lược marketing?
Việc xây dựng nên các chiến lược Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bởi mục đích chính của các chiến lược này chính là đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp có thể khẳng định được vị trí cũng như chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường kinh doanh cùng lĩnh vực. Cụ thể, chiến lược Marketing mang đến các lợi ích như sau:
– Giúp doanh nghiệp không phải chạy theo sự thay đổi nhanh một cách chóng mặt của khách hàng trong sự thụ động. Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng luôn khá phức tạp và khó có thể đoán được. Hầu hết con người chúng ta đều có 11 nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày và được phân chia thành 3 loại là:
+ Nhu cầu cốt lõi
+ Nhu cầu phát sinh
+ Nhu cầu cảm xúc
Theo đó, mỗi sản phẩm, dịch vụ được đưa ra thị trường thực chất khó có thể đáp ứng được toàn bộ những nhu cầu đó. Chính vì vậy, việc tạo ra các chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống, chủ động trong các vấn đề, tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà không mang lại được kết quả tốt.
– Việc tạo ra các chiến lược Marketing cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng giữ chân được các đối tượng khách hàng tiềm năng trong thời gian dài. Bởi khi doanh nghiệp vạch ra các chiến lược chắc chắn sẽ phải đảm bảo phục vụ, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Do đó, có chiến lược họ sẽ đưa ra được những phương pháp thực hiện, kế hoạch cụ thể nhất cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm sao để khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhất.
– Các chiến lược Marketing cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những cơ hội chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp có thể thiết lập được ra các phương án tối ưu cho sự cạnh tranh dài hạn, không tốn nhân lực để sa đà vào các cuộc cạnh tranh ngắn hạn hay luôn có những phương án dự phòng khi gặp tình huống xấu xảy ra.
– Các doanh nghiệp khi xây dựng được cho mình chiến lược Marketing tốt thì cũng có thể thực hiện chúng một cách linh hoạt, làm chủ được các nguồn lực cần thiết như là phân bổ nhân sự, sử dụng nguồn vốn hợp lý, phải tính chi phí Marketing,… bởi toàn bộ các kế hoạch đều đã được đưa ra từ trước và chỉ cần làm theo những gì đã có. Hơn nữa, thông qua kế hoạch, chiến lược Marketing, doanh nghiệp cũng có thể hạn chế được rất nhiều thất bại, rủi ro khi không hoàn thành mục tiêu.
Các thành phần của chiến lược Marketing
Định vị giá trị
Bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Một trong những mục đích của chiến dịch Marketing là giúp doanh nghiệp nổi bật, có những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng trên một thị trường.
Hoạt động kinh doanh
Bất kể doanh nghiệp kinh doanh về sản phẩm hoặc dịch vụ nào các chiến lược Marketing luôn hướng đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Chiến lược Marketing xây dựng bức tranh tổng thể quá trình tiếp cận, thay đổi nhận thức và thể hiện giá trị sản phẩm doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.
Mục tiêu
Doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh tổng thể và các mục tiêu Marketing. Khi các yếu tố được đảm bảo, doanh nghiệp có thể xác định và tập trung vào các hoạt động Marketing cụ thể, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu cao.
Việc xác định mục tiêu Marketing chính xác có thể dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cho mức độ thành công của các hoạt động tiếp thị.
Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là điểm đích của các kế hoạch và hoạt động Marketing hướng đến. Trước khi đề xuất một chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần một thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng. Khi doanh nghiệp càng hiểu rõ thị trường mục tiêu, các chiến lược Marketing càng có nhiều khả năng thành công.
Nắm rõ các yếu tố khơi gợi và động lực thúc đẩy, những thách thức và rào cản trong việc mua hàng của khách hàng. Sẽ giúp, chiến lược Marketing mới được vận hành hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đạt tỉ lệ thành công cao.
Tương tác
Chiến lược tương tác nhận định chi tiết các kênh liên lạc doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với thị trường mục tiêu. Các kênh liên lạc có thể được hoạt động ngoại tuyến lẫn trực tuyến.
Xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết, được xác định rõ ràng giúp doanh nghiệp định hướng kế hoạch về nguồn lực và ngân sách. Các chiến lược được vận hành một cách hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng.
Các bước xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả
Đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được các chiến lược marketing, tiếp theo bạn nên tham khảo các bước xây dựng chiến lược marketing hoàn thiện và có khả năng áp dụng ngay.
Phân tích tình thế chiến thuật marketing
Khi đã hiểu rõ chiến lược marketing là gì, bạn sẽ thấy việc phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường đóng vai trò quan trọng như thế nào.
Mô hình hay được sử dụng nhất vẫn là 5W1H đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và tự tìm cách trả lời dựa theo phương hướng chiến lược sẽ đặt ra.
- Ai sẽ là khách hàng chủ lực của doanh nghiệp?
- Sản phẩm có doanh nghiệp bán có gì đặc biệt?
- Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp?
- Khi nào khách hàng có nhu cầu với sản phẩm?
- Khách hàng có thể tham khảo thông tin ở đâu trước khi lựa chọn sản phẩm?
- Làm thế nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm?
Nếu đã tự trả lời được tất cả những câu hỏi trên, tiếp theo bạn cần phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhằm xác định họ thực hiện truyền thông, phân phối sản phẩm ra sao. Từ đó tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho chính chiến lược mà doanh nghiệp của bạn sẽ triển khai sau này.
Xác định mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chủ chốt của việc xây dựng chiến lược marketing là tìm ra phương thức truyền thông phù hợp nhất. Theo đó mục tiêu phải có tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi và đo lường kết quả.
Thành phần công chúng mục tiêu, người hoạch định chiến lược phải xác định rõ đâu là đối tượng khách hàng cần nhắm đến. Bạn chỉ nên lọc ra một vài nhóm khách hàng cụ thể thay vì cố gắng ôm đồm bao quát tất cả.
Khách hàng mục tiêu ở đây chính là những người có khả năng cao sẽ mua, sử dụng cũng như trải nghiệm sản phẩm hoặc tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng khác. Thông qua việc xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn mới có thể định hình rõ thông điệp cần truyền tải.
Cần nắm được những giá trị của sản phẩm, giá trị riêng cốt lõi có mà doanh nghiệp đang nắm giữ để lên được mục tiêu. Nhiều trường hợp doanh nghiệp sở hữu không ít giá trị nổi bật nhưng cách truyền tải không phù hợp lại làm cho thương hiệu, sản phẩm lại không tạo ấn tượng được với khách hàng.
Bạn hãy nhớ rằng chỉ nên tập chung vào giá trị riêng có để xây dựng thông điệp truyền tải gây ấn tượng khó quên nhất. Và đừng quên lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để truyền đi thông điệp.
Hoạch định chiến lược marketing
Đến thời điểm này, bạn hẳn đã định hình rõ mục tiêu chung cho chiến lược. Bước tiếp theo sẽ là hoạch định cụ thể những việc cần làm. Mọi việc cần lên kế hoạch chi tiết nhất.
- Đội ngũ tham gia chiến dịch là những ai? Phân quyền và nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
- Lập kế hoạch sản xuất dựa trên nguồn lực hiện có và có khả năng huy động thêm.
- Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối sản phẩm tối ưu và tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng.
- Lựa chọn phương tiện truyền thông giới thiệu sản phẩm, gia tăng độ bao phủ của thương hiệu.
- Thời gian triển khai kế hoạch cần diễn ra trong bao lâu?
Tính toán chi phí dựa kiếm cho khâu sản xuất, truyền thông, phân phối sản xuất và khoản phí có khả năng phát sinh sao cho cân đối với nguồn lực hiện có.
Xây dựng các chương trình kích cầu khuyến mãi, chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng. Trong phần lên kế hoạch truyền thông, bạn cần tiếp tục lên chiến lược theo 4 định hướng cơ bản. Bao gồm:
- Phương tiện và hình thức quảng bá.
- Thời gian truyền thông cần diễn ra trong bao lâu là đủ.
- Ngân sách cho kế hoạch truyền thông.
- Chỉ số hiệu quả truyền thông cần đạt đến cho tổng thể chiến dịch.
Quyết định chiến lược marketing tối ưu nhất
Ở bước cuối cùng này, bạn cần chọn lựa chọn ra chiến dịch marketing có tính tối ưu nhất. Nếu có một đội ngũ nhân sự hùng hậu hãy chia họ thành nhiều nhóm nhỏ.
Mỗi nhóm có nhiệm vụ xây dựng một chiến lược marketing hoàn thiện theo định hướng mà leader đặt ra. Sau đó, bạn nên so sánh từng chiến của các nhóm và chọn ra kế hoạch tối ưu nhất.
Bạn chiến lược được chọn phải phù hợp với khả năng và ngân sách cho phép của doanh nghiệp, có định hướng rõ ràng về nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm. Quy trình phân phối cần cụ thể hóa tạo thuận lợi cao nhất cho người mua khi tiếp cận sản phẩm.
Cách sử dụng chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Để sản phẩm mới được tung ra thị trường, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực. Đặc biệt là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hay cái bóng của sản phẩm trước đó.
Vậy xây dựng chiến lược Marketing như thế nào để sản phẩm mới tung ra thị trường đạt hiệu ứng tốt nhất?
Nắm rõ thông tin về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm trước đó. Tuy là bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để tạo nên chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thành công.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.
Lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm mới. Thị trường mục tiêu là yếu tố quyết định đến mọi chiến lược Marketing của doanh nghiệp thành công hay thất bại. Ở dây áp dụng mô hình STP để lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Chúng ta phải xem tất cả đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế cho doanh nghiệp.
Xây dựng ngân sách cho sản phẩm mới. Ngân sách này xoay quanh 4P sao cho nó tối ưu hiệu quả và tiết kiệm cho phí nhất. Phác họa kế hoạch Marketing. Ở đây chúng ta quay lại 4P huyền thoại trong Marketing. Xem xét mỗi P sẽ có những chiến lược như thế nào. Từ đây đặt ra mục tiêu chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.
Case study khi xây dựng chiến lược Marketing?
Một chiến lược marketing hiệu quả đi vào huyền thoại. Một thương hiệu từ đống tro tàn hoàn toàn có thể hồi sinh mạnh nếu có một chiến lược marketing đỉnh cao. Sáu minh chứng cụ thể dưới đây sẽ cho bạn thấy sức mạnh của truyền thông marketing tạo ảnh hưởng mạnh đến như thế nào.
Chiến lược marketing của Colgate
Colgate đã nâng tầm sản phẩm kem đánh răng lên một vị thế mới. Cách tiếp cận với khách hàng của thương hiệu này thiên về hướng giáo dục, cung cấp tri thức thay vì chỉ chăm chăm PR cho lợi ích của từng sản phẩm.
Trong mỗi chiến dịch quảng bá của mình, Colgate luôn lồng ghép các chương trình hướng dẫn chăm sóc răng miệng.
Họ cho khách hàng thấy rõ hậu quả hành vi chăm sóc răng miệng không đúng cách, giải nguyên nhân tại sao và đưa ra phương hướng giải quyết. Sau đó mới cho khách hàng thấy lợi ích sản phẩm kem đánh răng của Colgate.
Trong mỗi video quảng cáo của Colgate không đơn thuần thuần chỉ là cung cấp lợi ích của sản phẩm. Nhưng quan trọng hơn, người dùng khi theo dõi video còn được bổ sung thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích.
Họ đã chọn cách tạo dựng niềm trước khi đưa ra giải pháp. Ngân sách để sản xuất các video, tài liệu chăm sóc sức khỏe đã ngốn hàng triệu đô của Colgate mỗi năm.
Thế nhưng thành quả mà họ nhận lại vô cùng xứng đáng. Giờ đây mỗi khi nhắc đến Colgate, người dùng sẽ nghĩ ngay đến một chuyên gia chăm sóc răng miệng và một hãng sản xuất kem đánh răng số 1 thế giới.
Chiến lược marketing của Starbucks
Ngày nay marketing truyền thống đang phải nhường chỗ cho các chiến dịch social media. Sự xuất hiện của social media trong những chiến dịch marketing giúp một thương hiệu dễ dàng lan tỏa tầm ảnh hưởng, xây dựng bản sắc riêng.
Hãng đồ uống Starbucks đã rất thành công trong việc tận dụng tầm lợi thế mà social media đem lại. Họ luôn biết cách tìm ra điều mà khách mong chờ ở họ nhất.
Hiện nay, hệ thống các tài khoản trên những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram của Starbucks đang tạo sức lan tỏa với hàng triệu người.
Vậy vì sao Starbucks lại thành công với chiến lược social media của họ đến vậy? Bí quyết của Starbucks nằm ở 5 khía cạnh chính.
- Truyền tải một thông điệp trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội.
- Họ chia sẻ tất cả chiến dịch sẽ triển khai trên các nền tảng social media.
- Starbucks luôn biết cách tiếp cận với khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Tại những sự kiện mà Starbucks luôn có sự hiện diện của những ngôi sao lớn.
- Hình ảnh mà Starbucks sử dụng luôn rất tinh tế và dễ dàng tạo trend.
Nhờ vào việc bắt kịp xu hướng social media, hãng đồ uống Starbucks đã khéo léo để tạo dựng thương hiệu, khiến sản phẩm của họ được cả thế giới biết đến.
Chiến lược marketing của Chanel
Chanel có lẽ là cái tên duy nhất trong làng mốt cao cấp nói không với 3 xu hướng đang hết sức hiện hành.
- Không bao giờ hạ giá sản phẩm.
- Không rao bán bất kỳ sản phẩm nào trên các trang mạng xã hội.
- Không cần quan tâm đến việc đối thủ đang làm gì.
Nói không với giảm giá
Sở dĩ Chanel tự tin với chiến lược 3 không là bởi sản phẩm của họ đã có một chỗ đứng vững chắc riêng. Phân khúc khách hàng mà họ hướng đến là người có thu nhập cao, chịu chi nên họ chẳng việc gì phải giảm giá.
Chính điểm này đã khiến giới mộ điệu thời trang luôn khao khát có trong tay một sản phẩm của thương hiệu Chanel.
Không bán hàng trên mạng xã hội
Chanel quan niệm rằng, mạng xã hội chỉ là nơi để thế giới thấy sản phẩm của họ đẳng cấp như thế nào chứ không phải là cái chợ rao bán. Họ cũng rất hiếm khi trả lời comment dưới các bài đăng.
Vậy nên, một số người không thích có thể đánh giá Chanel hơi chảnh với khách. Tuy nhiên, khách hàng đến trực tiếp showroom, Chanel vẫn phục vụ rất nhiệt tình.
Sự quay lưng với xu hướng social media khiến thương hiệu đến từ nước Pháp này có phần hơi lập dị so với phần còn của thế giới. Vậy nhưng chính điều đó đã tạo nên một phần sức hút cho Chanel.
Không cần quan tâm đối thủ đang làm gì
Chanel chính xác như một khối óc “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Họ chẳng thèm để tâm đến những đối thủ như Gucci, Dior hay Louis Vuitton đang làm gì để điều chỉnh chiến dịch. Chứ họ quan tâm duy nhất làm tốt mọi thứ đang làm.
Vì thế Chanel hiếm khi đưa ra chương trình khuyến mãi, hạ giá hay chăm sóc khi để nâng cao doanh nghiệp. Thay vào đó, họ âm thầm cho ra đời dòng sản phẩm có giá hạ hơn so với những mặt hàng cao cấp đang bán.
Với mục đích mở rộng cơ hội tiếp cận sản phẩm với nhiều khách hàng hơn. Một cách làm không cần phô trương nhưng rất khôn ngoan của nhà mốt thời trang Chanel.
Chiến lược marketing của Coca-Cola
Coca-Cola được biết đến như một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất toàn cầu sau hơn 130 năm phát triển.
Nhắc đến thương hiệu này hẳn phần lớn trong chúng ta đều liên tưởng đến sắc đỏ rực tạo nền cho dòng logo “Coca-Cola” trắng đã đi vào huyền thoại. Và không thể không kể đến thứ nước có ga cay cay, ngọt ngọt đã đi sâu vào ký ức của không biết bao thế hệ.
Nếu tìm hiểu về lịch sử phát triển của Coca-Cola, dễ thấy rằng trong mọi thời kỳ họ luôn giữ được bản sắc riêng, nhất quán xuyên suốt hơn 130 năm.
Logo cùng với slogan trong từng chiến dịch quảng bá của hãng trong suốt nhiều năm qua vẫn luôn song hành với một thông điệp. Họ vẫn thay đổi để tươi mới hơn nhưng chưa bao giờ đánh mất bản sắc đã in sâu trong tiềm thức hàng triệu khách.
Dù đã có vô số thương hiệu nổi lên cạnh tranh nhưng cho đến nay, tên tuổi có cơ hội xếp ngang hàng với Coca-Cola vẫn chỉ đến trên đầu ngón tay.
Coca-Cola hiện nay vẫn chiếm thị phần cực lớn trên thị trường nước giải khát toàn cầu. Dòng sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng phải kể đến Coke.
Doanh số bán ra của Coke trong hệ thống siêu thị tại Mỹ trong nhiều thập kỷ vẫn luôn vững chắc ở vị trí số 1.
Năm 1979, có lẽ là lần đầu tiên Pepsi đẩy Coca-Cola xuống hàng thứ 2 về doanh số bán nước ngọt tại thị trường Mỹ.
Thế nhưng không lâu sau đó, Coca-Cola đã nhanh chóng lấy lại vị thế. Họ đã cho cả thế giới biết rằng mình không dễ bị đánh bại. Mỗi lần bị thương hiệu nào đó lăm le soán ngôi, Coca-Cola lại càng vươn lên mạnh mẽ hơn.
Chiến lược marketing của Apple
Vào năm 2018, Apple đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới chạm ngưỡng 1000 tỷ USD.
Sự thành công này có góp phần không nhỏ của các dòng thiết bị di động, nổi bật nhất chính là các dòng điện thoại thông minh IPhone.
Chiến lược marketing của hãng Táo khuyết vô cùng khác biệt so với những thương hiệu lớn trong làng công nghệ. Họ không hề đổ ra quá nhiều tiền bạc mỗi khi cho ra mắt dòng sản phẩm mới.
Thay vào đó, đội ngũ marketing là những chuyên gia sừng sỏ của Apple để tạo thuyết âm mưu, tin đồn. Hay chính xác đây là kiểu marketing truyền miệng, chúng luôn khiến những người dù là fan hay không phải fan của Apple đều cảm thấy tò mò mới sản phẩm mới mà hãng sắp giới thiệu.
Hãng tin Bloomberg đã chỉ ra rằng, từ khi trình làng phiên bản IPhone đầu tiên vào hồi năm 2007, các hãng truyền thông trên thế giới đã hết sức ưu ái cho hầu hết các dòng sản phẩm mà giới thiệu trong những năm sau đó.
Vậy nên, họ không cần phải quảng bá quá rầm rộ nhưng vẫn có giới truyền thông thay nhau đưa tin, đồn đoán về những dòng sản phẩm Apple sẽ ra mắt.
Apple còn thậm chí không đưa ra bất kỳ phản nào nhưng không biết từ đâu những siêu tin đồn vẫn tràn lan trên nhiều mặt báo và các mạng xã hội. Điều đó lại càng khiến khách hàng của họ hiếu kỳ.
Apple dường như đã vô cùng thành công trong việc khiến người dùng trung thành của họ có cảm giác nếu không nhanh thì sẽ mất lượt.
Vì vậy mà mỗi đợt chào bán sản phẩm chính thức, không ít người mua sẵn sàng xếp hàng. Hay thậm chí là dựng lều trước cửa của Apple để tìm kiếm cơ hội trở thành khách hàng đầu tiên có trong tay chiếc IPhone mới nhất.
Chiến lược marketing dựa vào việc lợi nhuận tin đồn đã được Apple áp dụng từ những năm 1980. Tuy nhiên, chỉ khi chiếc IPhone đầu tiên ra mắt tên tuổi của hãng mới thực sự bước sang một trang mới đầy huy hoàng.
Ngoài ra, Apple còn rất biết tận dụng sức ảnh hưởng của điện ảnh và truyền hình để không ngừng nâng tầm tên tuổi của họ. Giờ đây, cầm trên tay phiên IPhone mới nhất chắc hẳn là ước mơ của hàng triệu người.
Điều này minh chứng rõ nhất cho sự thành công trong chiến lược marketing mà hãng Táo khuyết đã và đang áp dụng.
Chiến lược marketing của Biti’s Hunter
Cú lột xác mạnh mẽ của thương hiệu Biti’s kể từ thời điểm MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP vào năm 2017 hẳn nhiều người trong chúng vẫn chưa quên. Biti’s đã vận dụng hoàn hảo mô hình AIDA để có bước chuyển mình mạnh mẽ lấy lại vị thế cho thương hiệu Việt.
Awareness – tạo chú ý: Biti’s Hunter rất thành công trong việc quảng bá hình nhờ vào kết hợp với các video âm nhạc của Influencer. Tiêu biểu MV Lạc Trôi và Đi Để Trở Về của Soobin Hoàng Sơn. Hình ảnh những đôi giày của Biti’s Hunter đã tạo một xu hướng trong cộng đồng mạng.
Interest – tạo hứng thú với thương hiệu: Ngay sau thành công trên, Biti’s tiếp tục tận dụng tầm ảnh hưởng của các ngôi sao nổi tiếng trong các chiến dịch sau đó. Một lượng khách hàng không nhỏ từ hứng thú ban đầu đã trở thành fan trung thành của Biti’s.
Desire – kích thích nhu cầu: Vô số bài đăng trên các trang tin tức hàng đầu của Biti’s đã khơi gợi và kích thích khách tìm đến sản phẩm của họ.
Action – Thôi thúc hành động: Biti’s đưa ra hàng loạt chương giảm giá kết hợp với việc sản phẩm được rao bán rộng rãi trên website, trang thương mại điện tử đã góp thôi thúc khách hàng hành động.
Lưu ý cần biết để duy trì hiệu quả của một chiến lược marketing?
Để duy trì hiệu quả của một chiến lược marketing điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị là nguồn ngân sách đủ để tiếp tục thực hiện chiến dịch.
Thứ hai chính là yếu tố con người, đội ngũ đồng hành cùng xây dựng chiến lược phải có đam mê, thích ứng nhanh với thay đổi.
Sau mỗi giai đoạn tiến hành thực hiện chiến lược, bạn cần phải thống kê đánh giá kết quả. Từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp với thay đổi ngoài dự tính. Như vậy, chiến lược bạn đề ra và thực hiện sẽ luôn duy trì tốt hiệu quả.
Một số câu hỏi thường gặp khi triển khai chiến lược Marketing
Doanh nghiệp nhỏ có cần lập chiến lược Marketing hay không?
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến những chiến lược Marketing để phát triển. Khi có chiến lược, doanh nghiệp sẽ định hướng mục tiêu hoạt động và nỗ lực hướng đến mục tiêu. Việc phát triển đến từ sự cố gắng hoàn thành các mục tiêu dù lớn hay nhỏ.
Chiến lược có ảnh hưởng nhiều đến ngân sách doanh nghiệp không?
Tùy vào các loại chiến lược mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Một số loại chiến lược bắt buộc sử dụng một khoản ngân sách lớn để vận hành nhưng số còn lại sẽ được thực hiện bằng các yếu tố khác.
Các chiến lược Marketing có thể vận hành cùng lúc không?
Doanh nghiệp có thể vận hành cùng lúc các chiến lược tùy vào mục đích khác nhau. Vận hành cùng lúc giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ngân sách, các chiến lược bổ trợ cho nhau hướng đến mục tiêu.
Ảnh hưởng của các chiến lược Marketing không thành công đến doanh nghiệp như thế nào?
Ảnh hưởng của các chiến lược Marketing không thành công còn tùy thuộc vào nguồn lực và ngân sách của doanh nghiệp, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô và kế hoạch xây dựng chiến lược của mỗi doanh nghiệp.
Chiến lược marketing giữ một vai trò quyết định trong sự phát triển của một doanh nghiệp, thương hiệu. Bạn cần hiểu rõ tính chất của các chiến lược marketing cơ bản thì mới có thể áp dụng thành công.
Tmarketing chúc bạn xây dựng được một chiến lược đúng đắn qua những kiến thức đã chia sẻ phía trên nhé!
[ad_2]
Source link