API là gì? Tìm hiểu Tổng quan Cơ bản về API Cần biết

[ad_1]

API có thể hiểu khái quát là việc kết nối ứng dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về API cũng như những đặc điểm và cách thức hoạt động của nó. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề nan giải này thì hãy cùng Tmarketing xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn cũng như giải đáp những thắc mắc của các bạn.

API

API là gì?

API là viết tắt của Application Programming Interface – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. API cung cấp khả năng cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng. Và từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

API

API có thể sử dụng cho web-based system, operating system, database system, computer hardware, or software library.

Mỗi khi sử dụng một ứng dụng như Facebook, gửi tin nhắn tức thì hoặc kiểm tra thời tiết trên điện thoại, có nghĩa là bạn đang sử dụng API. Hầu hết các công ty lớn đã xây dựng API cho khách hàng của họ hoặc để sử dụng nội bộ.

API thường ứng dụng vào đâu?

Web API:

  • Là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website.
  • Hầu hết các website đều ứng dụng đến Web API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu.
  • Ví dụ: Bạn thiết kế chức nằng login thông Google, Facebook, Twitter, Github…

Điều này có nghĩa là bạn đang gọi đến API của. Hoặc như các ứng dụng di động đều lấy dữ liệu thông qua API.

API trên hệ điều hành:

  • Windows hay Linux có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối.
  • Nó giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.
API

API của thư viện phần mềm hay framework:

  • API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp.
  • Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng được thư viện viết bằng ngôn ngữ khác.
  • Ví dụ bạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++.

Những điểm nổi bật của Web API

API có khả năng đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content forma…. Bạn có thể sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS.

API

Tự động hóa: Với web API, chúng ta sẽ tự động hóa quản lý công việc, cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn.

Khả năng tích hợp: API cho phép lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào một cách dễ dàng nếu được cho phép, tăng trải nghiệm người dùng. API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn.

Cập nhật thông tin thời gian thực: API có chức năng thay đổi và dự đoán thay đổi theo thời gian. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được di chuyển một cách tốt  hơn, thông tin được xem xét kỹ hơn, dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn.

Cá nhân hóa: Thông qua công cụ lập trình web API, bất kỳ người dùng, công ty nào sử dụng cũng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng.

Web API hoạt động như thế nào?

Server trả về kết quả theo định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP/HTTPS. Thông thường, một Web API sẽ hoạt động theo quy trình cơ bản sau:

API
  • Tạo URL API để bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu đến máy chủ nhờ cung cấp nội dung thông qua giao thức HTTP/HTTPS.
  • Tại web server cung cấp nội dung, các ứng dụng nguồn sẽ thực hiện kiểm tra xác thực nếu có và tìm đến tài nguyên thích hợp để tạo nội dung trả về kết quả.
  • Server trả về kết quả theo định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP/HTTPS.
  • Dữ liệu trả về sẽ được phân tích để xây dựng cơ sở dữ liệu tại nơi yêu cầu ban đầu (ứng dụng web, ứng dụng di động).

Ưu và nhược điểm của của API

Ưu điểm của API

API
  • Giao tiếp hai chiều phải được xác nhận trong các giao dịch sử dụng API. Cũng chính vì vậy mà các thông tin rất đáng tin cậy.
  • Kết nối mọi lúc nhờ vào Internet.
  • Hỗ trợ chức năng RESTful một cách đầy đủ.
  • Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
  • Cấu hình đơn giản khi được so sánh với WCF.

Nhược điểm của API

  • Tốn nhiều chi phí phát triển, vận hành, chỉnh sửa.
  • Đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.
  • Có thể gặp vấn đề bảo mật khi bị tấn công hệ thống.

Sau đây là những nội dung về API cũng như hướng dẫn tổng quan về API và Web API, hy vọng qua bài viết của Tmarketing sẽ có ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như những những vấn đề của bản thân đang mắc phải. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Tmarketing đơn vị chuyên thiết kế website mỹ phẩm , thiết kế website bán hàng thời trang và giải pháp về hosting – VPS để giải đáp nhé !



[ad_2]

Source link

Trả lời